Bác Hồ của chúng ta, từ sau khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba tại Đại hội Tua Đảng Xã hội Pháp đêm 30/12/1920, thì cũng từ giờ phút ấy, Người trở thành người cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Từ người yêu nước trở thành người cộng sản, như Người đã nói rõ, là do trải qua thực tế đấu tranh và nghiên cứu lý luận, Người đã hiểu được rằng “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nộ lệ”.
Trong gần 50 năm mang danh hiệu người cộng sản, khi thuận lợi, lúc khó khăn, dù khi chỉ là một người thợ ảnh bình thường hay đã trở thành vị Chủ tịch nước đầy uy tín và danh vọng, ở buổi cách mạng thắng lợi ròn rã hay khi bị kẻ thù dồn dập phản kích, lúc nào Bác Hồ của chúng ta cũng tỏ ra là một người cộng sản kiên định, thủy chung, nghĩa khí, thắng không kiêu, bại không nản, vô cùng khiêm tốn nhưng cũng rất mực tự hào về danh hiệu người cộng sản của mình.
Đã có thời, có người nhấn mạnh quá đáng phẩm chất siêu việt của người cộng sản, cho rằng đó là những người có một tính cách đặc biệt riêng, v.v… được cấu tạo bằng một chất liệu đặc biệt riêng. Không biết đó có phải là một trong những nguyên nhân đẻ ra cái gọi là “thói kiêu ngạo cộng sản” hay không?
Có điều chắc chắn rằng Bác Hồ của chúng ta không tán thành cách nói thậm xưng đó, nhất là khi Đảng cầm quyền, vào lúc cách mạng đang thuận lợi. Người nói: “Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động… thế thôi. Chính vì chúng ta rất tầm thường nên Đảng ta rất vĩ đại”.
Người đã từng nói nhiều lần: Người cộng sản cũng là con người, nên có ưu, có khuyết, có tốt, có xấu.
“Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”. “Cũng như những người hàng ngày lội bùn mà trên người họ có hơi bùn, vết bùn… Cần phải tắm rửa lâu mới sạch”. Vì vậy, Người dạy: Không phải cứ khắc lên trán hai chữ “cộng sản” là được nhân dân tín nhiệm đâu; phải khiêm tốn, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải nhớ mình vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.
Bác Hồ của chúng ta, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đi Âu về Á, đã từng giáp mặt với bao gian khổ, khó khăn (hai lần ngồi tù: 1931 – 1933 và 1942 – 1943), đã từng lĩnh án tử hình vắng mặt (năm 1929); nhưng vì tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân, tin ở chính mình, nên lúc nào Người cũng ung dung, tự tại, luôn thể hiện nhân cách cao đẹp của người cộng sản.
Năm 1931, khi Người bị giam trong nhà ngục Victoria của đế quốc Anh tại Hồng Kông hoặc khi bị bệnh phải đưa vào nhà thương, nhiều “ông bà” người Anh có quyền thế và cả một số nhân viên người Trung Quốc đã rủ nhau đến xem, ý chừng họ muốn thấy mặt mũi “lạ lùng” của một người cộng sản! Cuối cùng, họ đã bắt gặp một nhân cách lớn mà họ rất khâm phục và sẵn lòng giúp đỡ từ đó.
Năm 1944, tại Liễu Châu, tuy Người được ra khỏi ngục Quốc dân đảng, nhưng vẫn bị quản thúc vì họ biết Người là lãnh tụ cộng sản, không muốn thả cho về nước. Bác Hồ nói thẳng với Trương Phát Khuê: “Tôi là người cộng sản, nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam”. Chính lòng yêu nước, đức độ và tài trí của Bác Hồ đã làm cho Trương cảm phục, trả lại tự do và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Người trở về Việt Nam.
Năm 1946, ở Pa-ri, trong một cuộc họp báo, một nhà báo Pháp muốn làm giảm thiện cảm của những người Pháp không ưa cộng sản đối với Bác, bằng cách đưa ra một câu hỏi:
– Thưa Chủ tịch, Ngài có phải là cộng sản không?
Bác Hồ của chúng ta liền đi đến lẵng hoa bày trên bàn, vừa rút ra từng bông tặng mỗi người, vừa vui vẻ nói:
– Tôi là người cộng sản như thế này này!
Đó cũng là điều giúp ta có thể hiểu được vì sao mấy chục năm qua, thế giới có bao sự đổi thay, Bác Hồ vẫn luôn được cả thế giới tôn kính và ngưỡng vọng, coi như một biểu tượng cao cả của nhân đạo, chính nghĩa của hòa bình, một kiểu người cộng sản hài hòa giữa yêu nước và quốc tế, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa, phương Đông và phương Tây.
Có thể dẫn ra đây một ý kiến, trong rất nhiều ý kiến của nhà báo Mỹ Sa-phơ-len, viết từ năm 1969:
“Trong rừng Việt Bắc, Cụ Hồ như một ông tiên. Nếu có ai bảo đấy là một người cộng sản thì tôi có thể nói Cụ là một người cộng sản khác với quan niệm chúng ta vẫn thường nghĩ; và theo tôi, có thể dùng một từ mới: Một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản Việt Nam”.
Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng – QT (St)
Trong gần 50 năm mang danh hiệu người cộng sản, khi thuận lợi, lúc khó khăn, dù khi chỉ là một người thợ ảnh bình thường hay đã trở thành vị Chủ tịch nước đầy uy tín và danh vọng, ở buổi cách mạng thắng lợi ròn rã hay khi bị kẻ thù dồn dập phản kích, lúc nào Bác Hồ của chúng ta cũng tỏ ra là một người cộng sản kiên định, thủy chung, nghĩa khí, thắng không kiêu, bại không nản, vô cùng khiêm tốn nhưng cũng rất mực tự hào về danh hiệu người cộng sản của mình.
Đã có thời, có người nhấn mạnh quá đáng phẩm chất siêu việt của người cộng sản, cho rằng đó là những người có một tính cách đặc biệt riêng, v.v… được cấu tạo bằng một chất liệu đặc biệt riêng. Không biết đó có phải là một trong những nguyên nhân đẻ ra cái gọi là “thói kiêu ngạo cộng sản” hay không?
Có điều chắc chắn rằng Bác Hồ của chúng ta không tán thành cách nói thậm xưng đó, nhất là khi Đảng cầm quyền, vào lúc cách mạng đang thuận lợi. Người nói: “Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động… thế thôi. Chính vì chúng ta rất tầm thường nên Đảng ta rất vĩ đại”.
Người đã từng nói nhiều lần: Người cộng sản cũng là con người, nên có ưu, có khuyết, có tốt, có xấu.
“Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”. “Cũng như những người hàng ngày lội bùn mà trên người họ có hơi bùn, vết bùn… Cần phải tắm rửa lâu mới sạch”. Vì vậy, Người dạy: Không phải cứ khắc lên trán hai chữ “cộng sản” là được nhân dân tín nhiệm đâu; phải khiêm tốn, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải nhớ mình vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.
Bác Hồ của chúng ta, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đi Âu về Á, đã từng giáp mặt với bao gian khổ, khó khăn (hai lần ngồi tù: 1931 – 1933 và 1942 – 1943), đã từng lĩnh án tử hình vắng mặt (năm 1929); nhưng vì tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân, tin ở chính mình, nên lúc nào Người cũng ung dung, tự tại, luôn thể hiện nhân cách cao đẹp của người cộng sản.
Năm 1931, khi Người bị giam trong nhà ngục Victoria của đế quốc Anh tại Hồng Kông hoặc khi bị bệnh phải đưa vào nhà thương, nhiều “ông bà” người Anh có quyền thế và cả một số nhân viên người Trung Quốc đã rủ nhau đến xem, ý chừng họ muốn thấy mặt mũi “lạ lùng” của một người cộng sản! Cuối cùng, họ đã bắt gặp một nhân cách lớn mà họ rất khâm phục và sẵn lòng giúp đỡ từ đó.
Năm 1944, tại Liễu Châu, tuy Người được ra khỏi ngục Quốc dân đảng, nhưng vẫn bị quản thúc vì họ biết Người là lãnh tụ cộng sản, không muốn thả cho về nước. Bác Hồ nói thẳng với Trương Phát Khuê: “Tôi là người cộng sản, nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam”. Chính lòng yêu nước, đức độ và tài trí của Bác Hồ đã làm cho Trương cảm phục, trả lại tự do và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Người trở về Việt Nam.
Năm 1946, ở Pa-ri, trong một cuộc họp báo, một nhà báo Pháp muốn làm giảm thiện cảm của những người Pháp không ưa cộng sản đối với Bác, bằng cách đưa ra một câu hỏi:
– Thưa Chủ tịch, Ngài có phải là cộng sản không?
Bác Hồ của chúng ta liền đi đến lẵng hoa bày trên bàn, vừa rút ra từng bông tặng mỗi người, vừa vui vẻ nói:
– Tôi là người cộng sản như thế này này!
Đó cũng là điều giúp ta có thể hiểu được vì sao mấy chục năm qua, thế giới có bao sự đổi thay, Bác Hồ vẫn luôn được cả thế giới tôn kính và ngưỡng vọng, coi như một biểu tượng cao cả của nhân đạo, chính nghĩa của hòa bình, một kiểu người cộng sản hài hòa giữa yêu nước và quốc tế, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa, phương Đông và phương Tây.
Có thể dẫn ra đây một ý kiến, trong rất nhiều ý kiến của nhà báo Mỹ Sa-phơ-len, viết từ năm 1969:
“Trong rừng Việt Bắc, Cụ Hồ như một ông tiên. Nếu có ai bảo đấy là một người cộng sản thì tôi có thể nói Cụ là một người cộng sản khác với quan niệm chúng ta vẫn thường nghĩ; và theo tôi, có thể dùng một từ mới: Một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản Việt Nam”.
Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng – QT (St)
Lượt xem: 81