Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với mô hình lập thân lập nghiệp, phát triển kinh tế (trồng cam sành) với tính cần cù, chịu khó học hỏi, kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Nguyễn Huỳnh Nhân ấp Rạch Nghệ, xã Thông Hòa đã có thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng từ cam sành.
Vườn cam trĩu quả của anh Nhân
Khởi nghiệp từ 6 công đất trồng lúa. Thấy hiệu quả kinh tế không cao, năm 2019, anh Nhân quyết định lên mô trồng cam sành. Khi cây cho thu hoạch được một vụ đầu trừ các khoản chi phí anh thu về lợi nhuận trên 500Tr đồng. Với kinh nghiệm qua 02 năm trồng cam sành, anh Nhân khẳng định: trồng cam không khó, quan trọng là phải chủ động được bờ bao và bón phân hợp lý. Lúc chuẩn bị trồng cam phải chuẩn bị bờ bao vì cây cam rất nhạy cảm, nước ngập sẽ làm thối rể. Hiện, anh có 6 công cam sành đang cho trái. Anh Nhân cho biết: “cam sành là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Nếu so sánh với cây dừa và các loại cây trồng khác thì hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần. Điều quan trọng là nông dân phải cần cù chăm sóc, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào vườn cam”.
Từ trồng cam giúp anh Nhân ổn định kinh tế gia gia đình, nuôi con ăn học, cùng với vai trò là thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế hiệu quả, qua đó anh cũng đã tạo động lực, cũng như thường xuyên chia sẽ kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất cho thanh niên tại địa phương từ đó tạo nguồn cảm hứng đề mạnh dạn tham gia vào các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế cho gia đình nói riêng và cho xã nhà nói chung. Thông qua đó cũng đã từng bước đưa phong trào xung kích, tình nguyện cũng như công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại xã Thông Hòa ngày càng được nâng lên.
Huyện đoàn Cầu Kè