Để xây dựng Đảng, theo Hồ Chí Minh, cũng như mọi công việc khác, “thực hành dân chủ rộng rãi” là phương thuốc để phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh và loại trừ những kẻ thoái hóa, biến chất, quan liêu – những kẻ “miệng nói dân chủ nhưng làm việc theo lối quan chủ”.
Bác Hồ thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), năm 1954
“THỰC HÀNH DÂN CHỦ LÀ CÁI CHÌA KHÓA VẠN NĂNG”
Là Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng, để có thể đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi tới thắng lợi hoàn toàn, “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”(1); đồng thời, “bất cứ về vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên phải phục tùng mà thi hành”(2). Để xứng đáng với vai trò tiền phong, Đảng phải chú trọng công tác xây dựng Đảng, thường xuyên tự đổi mới và chỉnh đốn, trong đó, mọi hoạt động đều phải tuân thủ Điều lệ Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ phải được thực thi và dân chủ phải được mở rộng.
Về vấn đề trọng yếu này, Hồ Chí Minh khẳng định, Đảng xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tức là thiểu số phải phục tùng đa số, hạ cấp phải phục tùng thượng cấp, bộ phận phải phục tùng toàn thể. Trong đó: “Về lãnh đạo – Từ tỉnh, huyện đến chi bộ, phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. Nội bộ phải thật đoàn kết. Mọi việc đều bàn bạc một cách dân chủ và tập thể”(3), tức là tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Kết hợp giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, đó là dân chủ tập trung; trong đó, “cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương”.
Khẳng định rằng: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”(4), Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ ý kiến của mình. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ, để thực hiện “một là, nguyên tắc đoàn kết nội bộ. Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” thì nhất định phải “dân chủ nội bộ”. Nếu tập trung cao mà dân chủ bị hạn chế, tức là tập trung không trên nền tảng dân chủ, thì đó là tập trung quan liêu, độc đoán. Nếu dân chủ không dưới sự lãnh đạo tập trung, thì đó là dân chủ vô tổ chức, vô kỷ luật. Vì vậy, tập trung luôn phải đi đôi với dân chủ, tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung. Điều này vừa có ý nghĩa đòi hỏi lãnh đạo tập thể phải đi liền với trách nhiệm cá nhân; đồng thời, chống được sự chuyên quyền, độc đoán, chống dân chủ hình thức và chống cả tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, người lãnh đạo, quản lý nói riêng.
Về thực hành dân chủ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào – đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân… Do đó mà lãnh đạo phải dân chủ, thiết thực, cụ thể và toàn diện. Phải tránh cách lãnh đạo đại khái, phiến diện, chung chung”(5).. Đồng thời, Người yêu cầu mỗi đảng viên ở bất cứ địa vị nào cũng phải làm gương thực hành dân chủ trong công tác, để tạo điều kiện cho mỗi người và quần chúng nhân dân phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu quả công việc. Theo Người, trong lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn, sở dĩ trong cán bộ, đảng viên, nhân dân “ít sáng kiến, ít hăng hái. Đó là vì lẽ gì? Vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì: Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ. Cách công tác của ta không được tích cực”(6).
Để xây dựng Đảng, theo Hồ Chí Minh, cũng như mọi công việc khác, “thực hành dân chủ rộng rãi” là phương thuốc để phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh và loại trừ những kẻ thoái hóa, biến chất, quan liêu – những kẻ “miệng nói dân chủ nhưng làm việc theo lối quan chủ”. Tuy nhiên, để dân chủ được thực hành đúng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị đều phải tuân thủ Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, dù là ai, ở cấp bậc nào cũng không được tự cho mình quyền hơn Đảng, đứng trên Đảng, lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để trục lợi, lạm dụng quyền lực; không được hô hào dân chủ, nhưng làm thì mệnh lệnh, độc đoán, không được coi dân chủ như một phương tiện thuận lợi cho mình, khi cần thì dùng, không cần thì bỏ.
Trong khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, kiểm tra và giám sát, đảng viên ở địa vị càng cao thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ, phải khiêm tốn, thành khẩn, không ngăn cản cấp dưới và quần chúng phát hiện khuyết điểm của mình, phê bình mình… Đồng thời, trong thực hành dân chủ, để phát huy quyền làm chủ của đảng viên và nhân dân, mỗi cấp ủy không những phải bảo đảm cho quá trình thực hiện dân chủ được đúng hướng mà còn phải phòng, ngừa và loại bỏ tình trạng độc đoán, chuyên quyền, hoặc theo đuôi quần chúng, hoặc dân chủ quá trớn. Theo tinh thần của Hồ Chí Minh, dân chủ phải có tập trung, phải có lãnh đạo, phải chú trọng cả công tác cán bộ – công việc gốc của Đảng và đó là quá trình điều chỉnh tất yếu làm cho việc thực hành dân chủ trong Đảng được đúng hướng.
Những chỉ dẫn này cho thấy, Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định vai trò, tầm quan trọng của dân chủ trong thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng Mácxit, nhấn mạnh yêu cầu phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng mà còn chú trọng phát huy tác dụng của việc thực hành dân chủ trong mỗi tổ chức, để phát huy tinh thần và lực lượng của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trước khi đi xa, trong Di chúc, Hồ Chí Minh căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng”(7).
TRONG ĐẢNG “THỰC HÀNH DÂN CHỦ RỘNG RÃI” THEO DI HUẤN CỦA NGƯỜI
Trong gần 90 năm qua, dù phải đối diện nhiều khó khăn, thử thách, thậm chí bị tổn thất, nhưng với bản lĩnh chính trị của một Đảng cách mạng chân chính được xây dựng theo nguyên tắc Mácxit, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng, là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản thành một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, vừa phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân, vừa phát huy sức mạnh của tập thể phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng đã đề ra.
Thực tế là, việc thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng đã tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, đảng viên được tự do phát biểu ý kiến của mình, thảo luận, tranh luận để tìm ra chân lý, đưa đến sự thống nhất chung. Qua đó, khắc phục được sự áp đặt, quan liêu, mệnh lệnh một chiều; đồng thời, kích thích mọi khả năng sáng tạo của mỗi người trong một tổ chức, góp phần thúc đẩy sự đoàn kết, thống nhất, tăng cường đồng thuận; từng bước ngăn chặn tệ nạn quan liêu, tham ô, tham nhũng và các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, tại một số cấp ủy và chi bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng bị vi phạm, chưa được thực hành rộng rãi, thể hiện ở việc cấp trên ra lệnh cho cấp dưới, song những quyết định đó lại chỉ là của một người hoặc một nhóm người. Hiện tượng lợi dụng danh nghĩa dân chủ nhằm hợp thức hóa ý kiến của lãnh đạo hoặc người đứng đầu vẫn còn ở không ít cơ quan, địa phương, đơn vị. Về thực trạng này, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ rõ: “Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, còn có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới”. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm, chưa có cơ chế để bảo vệ người đấu tranh phê bình”…
Để tiếp tục thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng, trong thời gian tới, cấp ủy các cấp cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về yêu cầu, bản chất, nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ. Đồng thời, các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục kiểm điểm nghiêm túc việc thực hiện nguyên tắc này một cách toàn diện, sâu sắc theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, góp phần thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Hai là, mỗi tổ chức Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải là tấm gương về thực hành dân chủ trong xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng nói chung, nghị quyết, chương trình hành động của mỗi địa phương, cơ quan đơn vị nói riêng. Đề cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; trong đó, cán bộ giữ chức vụ càng cao thì yêu cầu gương mẫu, tuân thủ, phòng, chống tình trạng xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ càng lớn. Khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, góp phần phòng và chống có hiệu quả mọi biểu hiện xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ba là, tăng cường thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy và chi bộ; tạo điều kiện để mọi đảng viên, dù ở cương vị nào cũng được bình đẳng thực hiện quyền và trách nhiệm của mình tham gia quyết định công việc của Đảng, được chất vấn, tự phê bình và phê bình trong phạm vi tổ chức về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; trong đó, có quyền được thông tin, thảo luận, nêu ý kiến riêng, được bảo lưu ý kiến và trình bày ý kiến trong tổ chức đảng. Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, tạo điều kiện thuận lợi, không khí dân chủ để cán bộ, đảng viên thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề đang thảo luận, về tự phê bình và phê bình, phòng, chống, ngăn chặn tình trạng xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ. Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch và đột xuất gắn với thực hiện Quy định 102-QĐ/TW về “Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”. Việc kiểm tra, giám sát phải công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, thẩm quyền, phương pháp, quy trình, thủ tục theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, theo đúng khoản 1, điều 2, Quy định 102-QĐ/TW: “Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời”.
Là Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng, để có thể đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi tới thắng lợi hoàn toàn, “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”(1); đồng thời, “bất cứ về vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên phải phục tùng mà thi hành”(2). Để xứng đáng với vai trò tiền phong, Đảng phải chú trọng công tác xây dựng Đảng, thường xuyên tự đổi mới và chỉnh đốn, trong đó, mọi hoạt động đều phải tuân thủ Điều lệ Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ phải được thực thi và dân chủ phải được mở rộng.
Về vấn đề trọng yếu này, Hồ Chí Minh khẳng định, Đảng xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tức là thiểu số phải phục tùng đa số, hạ cấp phải phục tùng thượng cấp, bộ phận phải phục tùng toàn thể. Trong đó: “Về lãnh đạo – Từ tỉnh, huyện đến chi bộ, phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. Nội bộ phải thật đoàn kết. Mọi việc đều bàn bạc một cách dân chủ và tập thể”(3), tức là tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Kết hợp giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, đó là dân chủ tập trung; trong đó, “cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương”.
Khẳng định rằng: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”(4), Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ ý kiến của mình. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ, để thực hiện “một là, nguyên tắc đoàn kết nội bộ. Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” thì nhất định phải “dân chủ nội bộ”. Nếu tập trung cao mà dân chủ bị hạn chế, tức là tập trung không trên nền tảng dân chủ, thì đó là tập trung quan liêu, độc đoán. Nếu dân chủ không dưới sự lãnh đạo tập trung, thì đó là dân chủ vô tổ chức, vô kỷ luật. Vì vậy, tập trung luôn phải đi đôi với dân chủ, tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung. Điều này vừa có ý nghĩa đòi hỏi lãnh đạo tập thể phải đi liền với trách nhiệm cá nhân; đồng thời, chống được sự chuyên quyền, độc đoán, chống dân chủ hình thức và chống cả tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, người lãnh đạo, quản lý nói riêng.
Về thực hành dân chủ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào – đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân… Do đó mà lãnh đạo phải dân chủ, thiết thực, cụ thể và toàn diện. Phải tránh cách lãnh đạo đại khái, phiến diện, chung chung”(5).. Đồng thời, Người yêu cầu mỗi đảng viên ở bất cứ địa vị nào cũng phải làm gương thực hành dân chủ trong công tác, để tạo điều kiện cho mỗi người và quần chúng nhân dân phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu quả công việc. Theo Người, trong lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn, sở dĩ trong cán bộ, đảng viên, nhân dân “ít sáng kiến, ít hăng hái. Đó là vì lẽ gì? Vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì: Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ. Cách công tác của ta không được tích cực”(6).
Để xây dựng Đảng, theo Hồ Chí Minh, cũng như mọi công việc khác, “thực hành dân chủ rộng rãi” là phương thuốc để phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh và loại trừ những kẻ thoái hóa, biến chất, quan liêu – những kẻ “miệng nói dân chủ nhưng làm việc theo lối quan chủ”. Tuy nhiên, để dân chủ được thực hành đúng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị đều phải tuân thủ Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, dù là ai, ở cấp bậc nào cũng không được tự cho mình quyền hơn Đảng, đứng trên Đảng, lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để trục lợi, lạm dụng quyền lực; không được hô hào dân chủ, nhưng làm thì mệnh lệnh, độc đoán, không được coi dân chủ như một phương tiện thuận lợi cho mình, khi cần thì dùng, không cần thì bỏ.
Trong khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, kiểm tra và giám sát, đảng viên ở địa vị càng cao thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ, phải khiêm tốn, thành khẩn, không ngăn cản cấp dưới và quần chúng phát hiện khuyết điểm của mình, phê bình mình… Đồng thời, trong thực hành dân chủ, để phát huy quyền làm chủ của đảng viên và nhân dân, mỗi cấp ủy không những phải bảo đảm cho quá trình thực hiện dân chủ được đúng hướng mà còn phải phòng, ngừa và loại bỏ tình trạng độc đoán, chuyên quyền, hoặc theo đuôi quần chúng, hoặc dân chủ quá trớn. Theo tinh thần của Hồ Chí Minh, dân chủ phải có tập trung, phải có lãnh đạo, phải chú trọng cả công tác cán bộ – công việc gốc của Đảng và đó là quá trình điều chỉnh tất yếu làm cho việc thực hành dân chủ trong Đảng được đúng hướng.
Những chỉ dẫn này cho thấy, Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định vai trò, tầm quan trọng của dân chủ trong thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng Mácxit, nhấn mạnh yêu cầu phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng mà còn chú trọng phát huy tác dụng của việc thực hành dân chủ trong mỗi tổ chức, để phát huy tinh thần và lực lượng của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trước khi đi xa, trong Di chúc, Hồ Chí Minh căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng”(7).
TRONG ĐẢNG “THỰC HÀNH DÂN CHỦ RỘNG RÃI” THEO DI HUẤN CỦA NGƯỜI
Trong gần 90 năm qua, dù phải đối diện nhiều khó khăn, thử thách, thậm chí bị tổn thất, nhưng với bản lĩnh chính trị của một Đảng cách mạng chân chính được xây dựng theo nguyên tắc Mácxit, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng, là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản thành một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, vừa phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân, vừa phát huy sức mạnh của tập thể phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng đã đề ra.
Thực tế là, việc thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng đã tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, đảng viên được tự do phát biểu ý kiến của mình, thảo luận, tranh luận để tìm ra chân lý, đưa đến sự thống nhất chung. Qua đó, khắc phục được sự áp đặt, quan liêu, mệnh lệnh một chiều; đồng thời, kích thích mọi khả năng sáng tạo của mỗi người trong một tổ chức, góp phần thúc đẩy sự đoàn kết, thống nhất, tăng cường đồng thuận; từng bước ngăn chặn tệ nạn quan liêu, tham ô, tham nhũng và các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, tại một số cấp ủy và chi bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng bị vi phạm, chưa được thực hành rộng rãi, thể hiện ở việc cấp trên ra lệnh cho cấp dưới, song những quyết định đó lại chỉ là của một người hoặc một nhóm người. Hiện tượng lợi dụng danh nghĩa dân chủ nhằm hợp thức hóa ý kiến của lãnh đạo hoặc người đứng đầu vẫn còn ở không ít cơ quan, địa phương, đơn vị. Về thực trạng này, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ rõ: “Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, còn có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới”. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm, chưa có cơ chế để bảo vệ người đấu tranh phê bình”…
Để tiếp tục thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng, trong thời gian tới, cấp ủy các cấp cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về yêu cầu, bản chất, nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ. Đồng thời, các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục kiểm điểm nghiêm túc việc thực hiện nguyên tắc này một cách toàn diện, sâu sắc theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, góp phần thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Hai là, mỗi tổ chức Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải là tấm gương về thực hành dân chủ trong xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng nói chung, nghị quyết, chương trình hành động của mỗi địa phương, cơ quan đơn vị nói riêng. Đề cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; trong đó, cán bộ giữ chức vụ càng cao thì yêu cầu gương mẫu, tuân thủ, phòng, chống tình trạng xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ càng lớn. Khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, góp phần phòng và chống có hiệu quả mọi biểu hiện xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ba là, tăng cường thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy và chi bộ; tạo điều kiện để mọi đảng viên, dù ở cương vị nào cũng được bình đẳng thực hiện quyền và trách nhiệm của mình tham gia quyết định công việc của Đảng, được chất vấn, tự phê bình và phê bình trong phạm vi tổ chức về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; trong đó, có quyền được thông tin, thảo luận, nêu ý kiến riêng, được bảo lưu ý kiến và trình bày ý kiến trong tổ chức đảng. Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, tạo điều kiện thuận lợi, không khí dân chủ để cán bộ, đảng viên thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề đang thảo luận, về tự phê bình và phê bình, phòng, chống, ngăn chặn tình trạng xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ. Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch và đột xuất gắn với thực hiện Quy định 102-QĐ/TW về “Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”. Việc kiểm tra, giám sát phải công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, thẩm quyền, phương pháp, quy trình, thủ tục theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, theo đúng khoản 1, điều 2, Quy định 102-QĐ/TW: “Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời”.
TS. Đinh Quang Thành
(Bài đăng TCTG số 11/2019)
____________________________________________________
(1), (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, xuất bản lần thứ 3, H, 2011, t.3, tr.3, 3. (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.438.
(4), (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.325, 622.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.83-84.
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.283.
Lượt xem: 50