Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về phương pháp, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả. Người thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng rèn luyện phương pháp, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước và quân đội. Nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng của Người về phương pháp, tác phong làm việc của cán bộ, nổi bật một số vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, đó là: |
Thứ nhất, người cán bộ cách mạng phải có phương pháp tác phong làm việc khoa học, thiết thực. Từ kinh nghiệm hoạt động cách mạng phong phú của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ một trong những phẩm chất quan trọng của người cán bộ cách mạng là phải có phương pháp, tác phong làm việc khoa học, thiết thực. Người cán bộ có phương pháp, tác phong làm việc khoa học, thiết thực mới hoàn thành tốt được các nhiệm vụ được giao, mới được quần chúng nhân đần tín nhiệm. Bởi vì, nếu người cán bộ có tri thức khoa học kỹ thuật, có lý luận cách mạng, có năng lực công tác và luôn tâm huyết với nhiệm vụ, nhưng lại không có phương pháp, tác phong làm việc khoa học, xa rời thực tiễn, thậm chí chuyên quyền, quan liêu, độc đoán… thì làm việc gì cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc, hiệu quả thấp. Trong nhiều bài viết, bài nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán thẳng thắn một số cán bộ thường xuyên mắc phải ”bệnh giáo điều”, chỉ ”thuộc sách láu làu. Cụ Mác nói thế này, Cụ Lê nin nói thế kia, rồi biến một số câu chữ trong nguyên tắc rồi áp đặt vào cuộc sống”. Người cũng vạch rõ căn nguyên của ”bệnh kinh nghiệm” là đó ”kém lý luận”, hoặc có thái độ ”khinh lý luận, mà Người đã ví một cách rất hình ảnh: ”Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”. Chính những cán bộ mắc bệnh kinh nghiệm, giáo điều thương trong công tác lãnh đạo chỉ đạo có những biểu hiện “lý luận suông”, phương pháp tác phong làm việc chủ quan, duy ý chí. Để khắc phục triệt để các biểu hiện của phương pháp, tác phong thiếu tính khoa học, thiếu tính thực tiễn vẫn tồn tại trong không ít đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải có những biện pháp cụ thể, mà Người gọi là “cách lãnh đạo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích sâu sắc về cách lãnh đạo, đó chính là nghệ thuật công tác lãnh đạo quản 1ý của người cán bộ cách mạng được biểu hiện ra bảng phương pháp, tác phong làm việc một cách khoa học thiết thực. Vì vậy, người cán bộ cách mạng không những vừa phải có đức có tài, vừa “hồng”, vừa ”chuyên”, nhưng đồng thời phải có “Cách lãnh đạo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ các cấp phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện trong mọt hoàn cảnh để không ngừng hoàn thiện phương pháp, tác phong làm việc khoa học thiết thực, đáp ứng với nhiệm vụ được giao. Thứ hai, người cán bộ cách mạng phải luôn rèn luyện phong cách tư duy khoa học. Phong cách tư duy khoa học đối lập với phong cách tư duy kiểu kinh viện, giáo điều, duy ý chí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ tác hại của những kiểu phong cách đó dẫn đến lề lối làm việc thụ động, máy móc rập khuôn, trông chờ, dựa dẫm vào cấp trên, hành chính mệnh lệnh. Người vạch rõ những biểu hiện của phong cách tư duy thiếu tính năng động sáng tạo đó là do ”cách làm việc thấy cái đúng nhưng không kiên quyết bảo vệ, thấy cái sai không dám đấu tranh phê bình; hoặc ”Không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”, cán bộ chỉ thích khen và không bằng lòng khi bị phê bình. Do đó, những cán bộ như vậy thường không ”cả gan nói, cả gan để xuất ý kiến” và không có gan phụ trách, có gan làm việc. Dĩ nhiễn, các công việc được giao thường đạt chất lượng, hiệu quả đất thấp. Vì vậy, từ thực tiễn của cách mạng khi Đảng ta đã nắm quyền lãnh đạo xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực rèn luyện, nâng cao phong cách tư duy khoa học. Người cán bộ cách mạng có phong cách tư duy khoa học sẽ luôn phát huy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những biện pháp chủ yếu để có tư duy khoa học đòi hỏi người cán bộ cách mạng phải không ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là trình độ lý luận chính trị; phải gắn lý luận với thực tiễn cách mạng để nắm được bản chất khoa học và cách mạng của vấn đề, làm cơ sở cho nhận thức đúng đắn thực tiễn và có biện pháp giải quyết đạt hiệu quả. Đồng thời, phải rèn luyện phong cách làm việc có kế hoạch, có chuẩn bị, có quan điểm thực tiễn và phải học cách nói của quần chúng, học cách làm của quần chúng”. Thứ ba, đối với cán bộ nghiên cứu khoa học phải luôn nêu cao tính đảng, để cao ý thức dân chủ, đoàn kết và giữ nghiêm luật. Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế rất phức tạp. Do vậy, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – lý luận nói chung và đấu tranh để bảo vệ những định hướng, nội dung quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề đối với các khoa học đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn. Cho nên, trong điều kiện mới của đất nước, việc quán triệt sâu sắc và vận dụng những quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tiếp tục đổi mới phương pháp tác phong làm việc của cán bộ nói chung và nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết, được biểu hiện trên mấy vấn đề sau: Một là, không ngừng nâng cao tính đảng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Tính đảng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đặt ra yêu cầu rất cao phải đổi mới cả nhận thức và phương pháp, tác phong nghiên cứu. Về mặt nhận thức phải luôn đặt là ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Tức là, mọi nhiệm vụ nghiên cứu đều phải hướng vào phục vụ lợi ích của Đảng, của dân tộc, lấy quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng. Về phương pháp tác phong nghiên cứu, phải lấy tấm gương về phương pháp, tác phong làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng phù hợp với công việc được giao. Đó là ”lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, ”việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn; công tác nghiên cứu phải luôn trung thực, nghiêm túc, tôn trọng thực tế khách quan; phải kiên quyết chống những tư tưởng vụ lợi, cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, giáo điều, ngại khó khăn và những biểu hiện kém tính đảng khác. Hai là, không ngừng rèn luyện phong cách thực tiễn trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Phong cách thực tiễn của cán bộ nghiên cứu nói chung và đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, phải gắn hoạt động nghiên cứu lý luận với tình hình trong nước, thế giới và tình hình cụ thể của từng lĩnh vực, chuyên ngành, đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: ”Trong lúc học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế lúc học rồi, họ có thể tự mình làm ra phương hướng chính trị, có thể làm ra những công việc, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo, thế là lý luận thiết thực, có ích”. Do đó, trong công tác nghiên cứu, mỗi cán bộ nghiên cứu cần nỗ lực học tập để mở rộng và nâng cao trình độ tri thức, nhất là lĩnh vực chính trị, phải thực sự có phong cách trong nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn. Chống những biểu hiện coi thường lý luận, lý luận suông, bệnh kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí trong công tác nghiên cứu các vấn đề lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Ba là, phát huy dân chủ, đoàn kết và kỷ luật trong hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Xây dựng và phát huy tốt dân chủ, đoàn kết và kỷ luật trong hoạt động nghiên cứu khoa học là biểu hiện của phương pháp, tác phong làm việc dân chủ của cán bộ nghiên cứu và của tập thể nghiên cứu khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nguyên nhân làm hạn chế sự sáng tạo là vì ”Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực”. Vì vậy, cần đề cao dân chủ, đoàn kết và kỷ luật nhằm phát huy được cao nhất khả năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Trong xây dựng và phát huy dân chủ, cần phải tuyệt đối chấp hành đúng các nguyên tắc của tổ chức, có kỷ cương, kỷ luật. Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện lợi dụng dân chủ trong nghiên cứu khoa học để có hành vi dân chủ vô hạn độ, dân chủ quá trớn, gây mất đoàn kết hoặc sơ hở, để cho các phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống đối, phá hoại chúng ta trên lĩnh vực chính trị – tư tưởng. Hiện nay, việc thực hiện đổi mới phương pháp, tác phong làm việc của cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, cần tiếp tục được tăng cường và hoàn thiện. Vì vậy, việc học tập và vận dụng phương pháp, tác phong làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm không ngừng nâng cao phương pháp, tác phong làm việc của cán bộ các cấp của Đảng, của Nhà nước và trong lực lượng vũ trang nhân dân vẫn mang nhiều ý nghĩa to lớn và thiết thực. Theo ThS Nguyễn Đức Thắng, Tạp chí Khoa giáo tháng 5/2005 |
Lượt xem: 301