Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở lòng yêu thương mênh mông, sâu sắc đối với con người, ở niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc, còn nhỏ nhen, thấp kém; từ đó Người nhắc nhở chúng ta “phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”
Ngay khi nhận được tin có số ít đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi bị giặc Pháp lợi dụng những sai lầm của một số cán bộ địa phương đã kích động, xúi giục, gây bè cánh chống lại chính quyền, làm rối loạn trị an, gây mất đoàn kết nội bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Công điện số 508/D ngày 14 tháng 11 năm 1950 “Điện gửi đồng bào Sơn Hà” để trấn an và động viên đồng bào. Trong đó có câu: “Những ai đã lầm đường mà nay hối cải sẽ được khoan thứ”, Bác đã nói rõ quan điểm, chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với những người lầm đường, lạc lối theo địch, chống phá cách mạng nhưng đã giác ngộ và quay về với cách mạng thì đều được chính quyền xem xét, khoan thứ.
Chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam, khuyến khích những người lầm đường, lạc lối hối cải, kiên quyết dứt bỏ quá khứ tội lỗi, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.
Thấu triệt tư tưởng nhân đạo, khoan dung của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn chấp hành nghiêm chính sách nhân đạo đối với tù hàng binh trong chiến tranh, thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo, khoan dung của “Bộ đội Cụ Hồ” đối với địch, dù họ là kẻ đi xâm lược, giết hại, cướp bóc đồng bào ta, nhưng khi bị bắt vẫn được bộ đội ta đối xử thấu tình, đạt lý để họ cải tà, quy chính, thức tỉnh lương tri, trở về với gia đình, với Tổ quốc, đã làm giảm đi nhiều những nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh gây ra, nhất là làm giảm nỗi hận thù giữa hai dân tộc, quốc gia đối địch trong chiến tranh.
Theo Báo điện tử Biên Phòng
QT-XDĐ (St)
Chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam, khuyến khích những người lầm đường, lạc lối hối cải, kiên quyết dứt bỏ quá khứ tội lỗi, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.
Thấu triệt tư tưởng nhân đạo, khoan dung của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn chấp hành nghiêm chính sách nhân đạo đối với tù hàng binh trong chiến tranh, thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo, khoan dung của “Bộ đội Cụ Hồ” đối với địch, dù họ là kẻ đi xâm lược, giết hại, cướp bóc đồng bào ta, nhưng khi bị bắt vẫn được bộ đội ta đối xử thấu tình, đạt lý để họ cải tà, quy chính, thức tỉnh lương tri, trở về với gia đình, với Tổ quốc, đã làm giảm đi nhiều những nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh gây ra, nhất là làm giảm nỗi hận thù giữa hai dân tộc, quốc gia đối địch trong chiến tranh.
Theo Báo điện tử Biên Phòng
QT-XDĐ (St)
Lượt xem: 94