Cách đây hơn 70 năm, tháng 10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Ngoài việc giáo dục đạo đức cách mạng, rèn luyện lề lối làm việc cho cán bộ, đảng viên, tác phẩm đã nêu rõ tư tưởng về kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên.
Người nêu rõ: “Muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”.
Qua tác phẩm, tư tưởng về kiểm tra, giám sát đối với đảng viên, tổ chức đảng đã được Người chỉ rõ. Kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết” hay để phê bình, kỷ luật được nhiều tổ chức đảng và đảng viên. Theo Bác, kiểm tra là để xem chỉ thị, nghị quyết đó có được thi hành không? Thi hành có đúng không? Đối với đảng viên, “kiểm soát” để biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện và “kiểm tra khéo” nhất định khuyết điểm bớt đi. Bởi vậy, Người nhấn mạnh: “Mọi người phải nhớ rằng: Cộng nhiều khuyết điểm nhỏ thành một khuyết điểm to, sẽ rất có hại. Cộng nhiều ưu điểm nhỏ thành một ưu điểm lớn, rất có lợi cho Đảng”.
Dù là bất kỳ ai, ở trên cương vị nào, từ quần chúng nhân dân đến cán bộ, đảng viên, khó tránh khỏi có lúc mắc sai lầm, khuyết điểm. Bác Hồ cũng đã nhấn mạnh: “Có hoạt động thì khó tránh khỏi khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình, hoan nghênh người khác phê bình và kiên quyết sửa chữa”. Bởi vậy, Người nêu rõ: “Muốn kiểm soát có kết quả tốt phải có hai điều: Một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là người đi kiểm soát phải là người rất có uy tín”.
Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt, vận dụng đúng đắn tư tưởng của Người về kiểm tra, giám sát; coi đây một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của các tổ chức đảng và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nhờ có “khéo kiểm soát” mà những khuyết điểm ở mỗi tổ chức đảng và mỗi đảng viên bộc lộ rõ, để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời. Đồng thời, qua kiểm tra, giám sát sẽ phát huy những ưu điểm, thế mạnh của các tổ chức đảng và đảng viên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, được các tầng lớp nhân dân hoan nghênh, ủng hộ. Qua kiểm tra, giám sát, Trung ương đã kiên quyết loại bỏ khỏi tổ chức những “sâu mọt” để làm trong sạch Đảng; qua đó ngày càng nâng cao uy tín của Đảng với quần chúng nhân dân và cộng đồng quốc tế. Tiếp nối những kết quả đã đạt được, đặc biệt trước thềm Đại hội XIII của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát phải được ngành kiểm tra Đảng quan tâm, làm tốt hơn nữa; góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Cùng với kiểm tra, giám sát thường xuyên theo kế hoạch, Ủy ban kiểm tra các cấp cần đẩy mạnh kiểm tra đột xuất và phát huy tai mắt của nhân dân trong giám sát; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính Đảng, tính nhân văn và đạt được mục đích, yêu cầu trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, phải coi trọng thực hành phê bình và tự phê bình…
Nguồn: Tỉnh đoàn Khánh Hòa
QT-XDĐ (St)
Qua tác phẩm, tư tưởng về kiểm tra, giám sát đối với đảng viên, tổ chức đảng đã được Người chỉ rõ. Kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết” hay để phê bình, kỷ luật được nhiều tổ chức đảng và đảng viên. Theo Bác, kiểm tra là để xem chỉ thị, nghị quyết đó có được thi hành không? Thi hành có đúng không? Đối với đảng viên, “kiểm soát” để biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện và “kiểm tra khéo” nhất định khuyết điểm bớt đi. Bởi vậy, Người nhấn mạnh: “Mọi người phải nhớ rằng: Cộng nhiều khuyết điểm nhỏ thành một khuyết điểm to, sẽ rất có hại. Cộng nhiều ưu điểm nhỏ thành một ưu điểm lớn, rất có lợi cho Đảng”.
Dù là bất kỳ ai, ở trên cương vị nào, từ quần chúng nhân dân đến cán bộ, đảng viên, khó tránh khỏi có lúc mắc sai lầm, khuyết điểm. Bác Hồ cũng đã nhấn mạnh: “Có hoạt động thì khó tránh khỏi khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình, hoan nghênh người khác phê bình và kiên quyết sửa chữa”. Bởi vậy, Người nêu rõ: “Muốn kiểm soát có kết quả tốt phải có hai điều: Một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là người đi kiểm soát phải là người rất có uy tín”.
Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt, vận dụng đúng đắn tư tưởng của Người về kiểm tra, giám sát; coi đây một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của các tổ chức đảng và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nhờ có “khéo kiểm soát” mà những khuyết điểm ở mỗi tổ chức đảng và mỗi đảng viên bộc lộ rõ, để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời. Đồng thời, qua kiểm tra, giám sát sẽ phát huy những ưu điểm, thế mạnh của các tổ chức đảng và đảng viên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, được các tầng lớp nhân dân hoan nghênh, ủng hộ. Qua kiểm tra, giám sát, Trung ương đã kiên quyết loại bỏ khỏi tổ chức những “sâu mọt” để làm trong sạch Đảng; qua đó ngày càng nâng cao uy tín của Đảng với quần chúng nhân dân và cộng đồng quốc tế. Tiếp nối những kết quả đã đạt được, đặc biệt trước thềm Đại hội XIII của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát phải được ngành kiểm tra Đảng quan tâm, làm tốt hơn nữa; góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Cùng với kiểm tra, giám sát thường xuyên theo kế hoạch, Ủy ban kiểm tra các cấp cần đẩy mạnh kiểm tra đột xuất và phát huy tai mắt của nhân dân trong giám sát; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính Đảng, tính nhân văn và đạt được mục đích, yêu cầu trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, phải coi trọng thực hành phê bình và tự phê bình…
Nguồn: Tỉnh đoàn Khánh Hòa
QT-XDĐ (St)
Lượt xem: 69