Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Một trong những kỹ năng được các nhà trường đặc biệt chú trọng là phòng, tránh tai nạn đuối nước. Nếu các em không được thường xuyên giáo dục, nhắc nhở, rất có thể gây lên những đáng tiếc có thể xảy ra. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhất là những nơi có nhiều sông ngòi, ao, hồ. Vì vậy mỗi chúng ta cần có những hiểu biết về việc phòng, chống tai nạn đuối nước.
Đoàn viên thanh niên cấm bảng cảnh báo
Nguyên nhân đuối nước đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn. Môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, bể nước, giếng nước… không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước… không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm.
Để phòng tránh tai nạn đuối nước ở trẻ em, mỗi chúng ta cần phải quản lý các em tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối,…mà không có người lớn đi cùng, không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng…, trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.
Cách xử lí khi gặp tai nạn đuối nước:
– Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
– Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa dây, phao, cây sào dài cho nạn nhân nắm và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn.
Sưu tầm: Văn Chuẩn