Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và là người sáng lập nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, nền ngoại giao hiện đại Việt Nam đã trưởng thành và lớn mạnh cùng với những bước đường cách mạng của cả dân tộc, đóng góp xứng đáng vào những thành quả cách mạng của đất nước.
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là hòa bình và chống chiến tranh xâm lược, là hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam, là xây dựng quan hệ hữu hảo với các nước lớn, là xác định ngoại giao phải là một mặt trận, một binh chủng hợp thành của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ của thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một trong những điều giúp ta kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Tuy vậy, Người cũng chỉ rõ, muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã; và tự lực cánh sinh là một truyền thống quý báu của cách mạng nước ta. Sức mạnh của Việt Nam là ở sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc, là ở việc phát huy mọi nguồn lực của đất nước, đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác quốc tế. Đó cũng chính là cơ sở để phát huy sức mạnh dân tộc gắn với sức mạnh thời đại.
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tính chất thời đại và cuộc đấu tranh của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chính nghĩa, đạo lý và nhân nghĩa trong quan hệ quốc tế. Người nêu rõ: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở phải làm sao cho trong Đảng và trong nhân dân ta giữ được lòng yêu mến, biết ơn các nước bạn anh em, phấn đấu tăng cường đoàn kết quốc tế. Người rất chú trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, phấn đấu mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa – “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”.
Cùng với những nội dung cơ bản về ngoại giao, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nổi bật ở nghệ thuật, phong cách ngoại giao xuất chúng. Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua việc vận dụng những phương pháp, phong cách ứng xử nhạy bén, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động đối ngoại. Nghệ thuật đó còn thể hiện trong việc thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, am hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn “năm cái biết” (ngũ tri) của triết lý phương Đông: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người biết mình muốn gì và đi đến đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng quân địch…, nắm vững nghệ thuật của điều có thể và không ngừng mở rộng giới hạn của điều có thể.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người vận dụng nhuần nhuyễn phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, tức là lấy cái không thể thay đổi (bất biến) để ứng phó với muôn sự thay đổi (vạn biến). Theo đó, cái “bất biến” là lợi ích của quốc gia, dân tộc, mà độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,… là cốt lõi. Cái “vạn biến” là cách ứng phó tài tình, khéo léo, linh hoạt; kết hợp hài hòa giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa chủ động và sáng tạo trong những tình huống cụ thể, mà dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến đâu cũng phải giữ vững nguyên tắc để đạt cho được cái “bất biến”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”. Để thực hiện được “ứng vạn biến”, điều quan trọng là phải đánh giá đúng tình hình quốc tế và sự tác động đối với nước ta, cả mặt thuận lợi và mặt bất lợi. Đặc biệt, về sách lược, phải xác định được giới hạn của sự nhân nhượng để đề ra chính sách, phương pháp, cách thức tiến hành phù hợp, hiệu quả, bảo đảm giữ vững nguyên tắc chiến lược: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm thực tiễn trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, bảo vệ Tổ quốc đã chỉ ra rằng, chỉ có thể đạt được thắng lợi trên bàn đàm phán khi giành thắng lợi trên chiến trường. Bởi vậy, về lâu dài, ta phải mạnh lên cả về mặt chính trị và kinh tế, có vị thế quan trọng trên trường quốc tế thì tiếng nói trong ngoại giao mới có trọng lượng.
Là nhà hoạt động cách mạng đấu tranh vì quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc. Người thực hiện chính sách ngoại giao “tâm công” (đánh vào lòng người), phân biệt rất rõ đâu là thù, đâu là bạn để có những ứng xử phù hợp nhằm khơi dậy những tình cảm tốt đẹp của nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, kêu gọi sự ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Người từng nói: Đường lối tấn công vào lòng người, chinh phục bằng đạo lý, chuyển hóa bằng nhân tình, thuyết phục lòng người để nhân lên sức mạnh của chính nghĩa. Với hiểu biết sâu rộng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những cử chỉ ngoại giao tinh tế, mẫu mực, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bè bạn quốc tế. Đó là khi Người cởi khăn của mình quàng vào cổ một bạn người Đức bị ho khi thăm Việt Nam. Có khi là hành động nghĩa tình cởi áo khoác cho một tù binh Pháp đang lạnh run giữa thời tiết mùa đông Việt Nam. Khi sang thăm Ấn Độ vào năm 1958, Người đã gửi vòng hoa và một cây đào để kỷ niệm cụ thân sinh ra đương kim Thủ tướng Ấn Độ G.Nê-ru (Người đã gặp ông cụ ở Thủ đô nước Bỉ từ năm 1927 trong Hội nghị quốc tế chống chủ nghĩa thực dân, một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và đã lâu năm), điều đó đã khiến Thủ tướng Ấn Độ xúc động: “Đó tuy là một việc bình thường nhưng nó chứng tỏ một cách rõ rệt phẩm chất vĩ đại của Hồ Chủ tịch”. Nhiều nhà báo quốc tế khi đến Việt Nam đều mong muốn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng những lời thuyết phục có lý, có tình của Người, thông qua báo chí, những thiện chí của nhân dân Việt Nam đã đến được với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, qua đó, họ hiểu và đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tấm lòng chân thành cùng sự mẫn cảm chính trị đề cao chính nghĩa, đạo lý và khả năng xử thế tinh tế trong giao tiếp đối ngoại đã tạo ra sự cảm hóa và trở thành nét đặc trưng của ngoại giao “tâm công” Hồ Chí Minh.
Theo Tạp chí Cộng sản điện tử – QT (St)
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tính chất thời đại và cuộc đấu tranh của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chính nghĩa, đạo lý và nhân nghĩa trong quan hệ quốc tế. Người nêu rõ: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở phải làm sao cho trong Đảng và trong nhân dân ta giữ được lòng yêu mến, biết ơn các nước bạn anh em, phấn đấu tăng cường đoàn kết quốc tế. Người rất chú trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, phấn đấu mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa – “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”.
Cùng với những nội dung cơ bản về ngoại giao, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nổi bật ở nghệ thuật, phong cách ngoại giao xuất chúng. Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua việc vận dụng những phương pháp, phong cách ứng xử nhạy bén, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động đối ngoại. Nghệ thuật đó còn thể hiện trong việc thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, am hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn “năm cái biết” (ngũ tri) của triết lý phương Đông: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người biết mình muốn gì và đi đến đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng quân địch…, nắm vững nghệ thuật của điều có thể và không ngừng mở rộng giới hạn của điều có thể.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người vận dụng nhuần nhuyễn phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, tức là lấy cái không thể thay đổi (bất biến) để ứng phó với muôn sự thay đổi (vạn biến). Theo đó, cái “bất biến” là lợi ích của quốc gia, dân tộc, mà độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,… là cốt lõi. Cái “vạn biến” là cách ứng phó tài tình, khéo léo, linh hoạt; kết hợp hài hòa giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa chủ động và sáng tạo trong những tình huống cụ thể, mà dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến đâu cũng phải giữ vững nguyên tắc để đạt cho được cái “bất biến”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”. Để thực hiện được “ứng vạn biến”, điều quan trọng là phải đánh giá đúng tình hình quốc tế và sự tác động đối với nước ta, cả mặt thuận lợi và mặt bất lợi. Đặc biệt, về sách lược, phải xác định được giới hạn của sự nhân nhượng để đề ra chính sách, phương pháp, cách thức tiến hành phù hợp, hiệu quả, bảo đảm giữ vững nguyên tắc chiến lược: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm thực tiễn trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, bảo vệ Tổ quốc đã chỉ ra rằng, chỉ có thể đạt được thắng lợi trên bàn đàm phán khi giành thắng lợi trên chiến trường. Bởi vậy, về lâu dài, ta phải mạnh lên cả về mặt chính trị và kinh tế, có vị thế quan trọng trên trường quốc tế thì tiếng nói trong ngoại giao mới có trọng lượng.
Là nhà hoạt động cách mạng đấu tranh vì quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc. Người thực hiện chính sách ngoại giao “tâm công” (đánh vào lòng người), phân biệt rất rõ đâu là thù, đâu là bạn để có những ứng xử phù hợp nhằm khơi dậy những tình cảm tốt đẹp của nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, kêu gọi sự ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Người từng nói: Đường lối tấn công vào lòng người, chinh phục bằng đạo lý, chuyển hóa bằng nhân tình, thuyết phục lòng người để nhân lên sức mạnh của chính nghĩa. Với hiểu biết sâu rộng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những cử chỉ ngoại giao tinh tế, mẫu mực, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bè bạn quốc tế. Đó là khi Người cởi khăn của mình quàng vào cổ một bạn người Đức bị ho khi thăm Việt Nam. Có khi là hành động nghĩa tình cởi áo khoác cho một tù binh Pháp đang lạnh run giữa thời tiết mùa đông Việt Nam. Khi sang thăm Ấn Độ vào năm 1958, Người đã gửi vòng hoa và một cây đào để kỷ niệm cụ thân sinh ra đương kim Thủ tướng Ấn Độ G.Nê-ru (Người đã gặp ông cụ ở Thủ đô nước Bỉ từ năm 1927 trong Hội nghị quốc tế chống chủ nghĩa thực dân, một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và đã lâu năm), điều đó đã khiến Thủ tướng Ấn Độ xúc động: “Đó tuy là một việc bình thường nhưng nó chứng tỏ một cách rõ rệt phẩm chất vĩ đại của Hồ Chủ tịch”. Nhiều nhà báo quốc tế khi đến Việt Nam đều mong muốn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng những lời thuyết phục có lý, có tình của Người, thông qua báo chí, những thiện chí của nhân dân Việt Nam đã đến được với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, qua đó, họ hiểu và đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tấm lòng chân thành cùng sự mẫn cảm chính trị đề cao chính nghĩa, đạo lý và khả năng xử thế tinh tế trong giao tiếp đối ngoại đã tạo ra sự cảm hóa và trở thành nét đặc trưng của ngoại giao “tâm công” Hồ Chí Minh.
Theo Tạp chí Cộng sản điện tử – QT (St)
Lượt xem: 219