Nói tới một con người mà cả cuộc đời đã để lại ân tình sâu nặng cho nhân dân thì không có một ai khác ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bác Hồ trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc từ 1951-1953
Bác Hồ trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc từ 1951-1953
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều ân hận là Người đã qua đời trước khi hoàn thành sự nghiệp cách mạng và đạt được mục đích giành độc lập hoàn toàn cho một nước Việt Nam thống nhất mà Người đã cống hiến cả đời mình, nhưng ít nhất thì Người cũng đã ra đi với một lòng tin tưởng vào thắng lợi không còn bao xa nữa.
Đồng chí Hồ Chí Minh là một người đã cảm hóa tất cả mọi người Việt Nam từ già đến trẻ. Người là một con người thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị. Hình ảnh anh hùng không nghĩ tới mình trước sau như một của Người, từ cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh trước đây đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt cộng (Mặt trận Dân tộc giải phóng) ngày nay, đã cổ vũ, trở thành tấm gương cho hàng chục vạn thanh niên Việt Nam thà chết, không chịu làm nô lệ.
Từ khi bắt đầu ném bom miền Bắc, Mỹ đã dùng mọi cách tàn phá những công trình công nghiệp, y tế, giáo dục – tất cả đều được xây dựng sau khi thắng Pháp – hầu như tất cả những di sản của tổ tiên để lại cũng đều bị bom đạn Mỹ biến thành những đống gạch vụn, nhưng toàn thể nhân dân miền Bắc Việt Nam đều tuân theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dù có bị tàn phá nặng nề đến như thế nào, dù cả Hà Nội và Hải Phòng cũng bị tàn phá chăng nữa.
Trong thời gian miền Bắc bị ném bom ác liệt nhất, một nông dân Việt Nam đã nói với tôi: “Ném bom quả là đáng sợ thật, nhưng so với ách chiếm đóng của bọn thực dân thì không nghĩa lý gì. Có bị tàn phá thì chúng tôi lại xây dựng lại”.
Làm việc ở ngoài hiên
Một chuyện điển hình về Hồ Chủ tịch là sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Người đã đặt Văn phòng Chủ tịch ở một căn nhà nguyên là chỗ ở của những nhân viên phục vụ phủ toàn quyền của Pháp trước đây. Còn phủ toàn quyền, Người chỉ chuyên dành cho các cuộc tiếp đãi chính thức.
Khi tôi hỏi Người: “Văn phòng của Chủ tịch đâu?”. Câu trả lời của Người làm cho tôi kinh ngạc: “Lúc nào trời tối thì ở ngoài hiên, khi trời mưa thì ở trong buồng ngủ”.
Sự thực là Người không có một ngôi nhà nào khác. Khi tôi đến thăm Người, với bộ quần áo vải nâu mà những người nông dân thường mặc và đôi dép cao su lốp ô tô, Người ra đón tôi như đón một người quen cũ. Tác phong giản dị, không cầu kỳ đó, Hồ Chủ tịch suốt đời không thay đổi.
Một con người ít nói
Một đặc điểm nữa của Hồ Chủ tịch là Người trình bày những sự việc hết sức phức tạp bằng những lời lẽ rất ngắn gọn, dùng những hình ảnh hết sức trong sáng khiến cho ai cũng có thể hiểu được.
Sau khi Mỹ đưa quân đội chiến đấu vào miền Nam Việt Nam, có dư luận cho rằng chúng sẽ tiến công ra miền Bắc. Tôi hỏi Hồ Chủ tịch là nếu quân Mỹ làm như vậy thì kết quả sẽ ra sao?
Hồ Chủ tịch đã để cho tôi liên tưởng tới chuyện: “Con cáo bị mắc bẫy một chân” rồi trả lời tôi: “Nếu cứ giãy giụa lung tung định hòng thoát bẫy thì còn chân kia cũng sẽ mắc nốt. Nếu Mỹ dám tiến công miền Bắc thì kết quả rồi sẽ như vậy”.
Lần đầu tiên được gặp Hồ Chủ tịch, tôi cũng đã được thấy những hình ảnh tả thực, được nghe những câu nói ngắn gọn như những lời tiên tri như vậy. Đó là vào đầu tháng 3 năm 1954. Tuy mới đặt chân lên đất nước Việt Nam, nhưng trên đường tới đây tôi đã được nghe Đài Phát thanh Hà Nội (lúc này vẫn đang ở trong tay người Pháp) đưa tin về tình hình hoạt động của quân Pháp ở phía sau quân “Việt Minh” từ căn cứ Điện Biên Phủ. Khi đó tên Điện Biên Phủ mới bắt đầu được nói tới trong cuộc chiến tranh, do đó tôi đã hỏi Hồ Chủ tịch về Điện Biên Phủ. Hồ Chủ tịch đặt ngửa chiếc mũ lên bàn, chỉ vào đáy mũ và nói: “Đây là Điện Biên Phủ, một thung lũng có núi bao bọc xung quanh”. Sau đó Người vòng tay theo vành mũ, nói tiếp: “Quân viễn chinh Pháp ở dưới thung lũng này, chúng tôi từ trên núi ở xung quanh bao vây chúng. Chúng nhất định không thể thoát được”.
Đó là xu thế tất nhiên và lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Chủ tịch đã nói đúng.
Khi Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc, tôi lại hỏi Hồ Chủ tịch là Người nghĩ như thế nào đối với việc Mỹ tuy thừa nhận là chúng không thể thắng trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam nhưng lại huênh hoang là bằng cách ném bom miền Bắc chúng sẽ có thể thắng được. Hồ Chủ tịch trả lời: “Mỹ đã tính lầm nếu cho rằng dựa vào việc tàn phá miền Bắc bằng bom đạn, chúng sẽ có thể thắng ở miền Nam”, “chúng tôi quyết không ngừng chiến đấu, dù là 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa. Cuộc chiến đấu của chúng tôi là chính nghĩa, chúng tôi sẽ được sự ủng hộ của nhân dân toàn thế giới kể cả nhân dân Mỹ. Chúng tôi sẽ thắng”.
Ấn tượng nổi bật nhất mà bất cứ ai lần đầu tiên gặp Hồ Chủ tịch cũng đều cảm thấy là trí tuệ tập trung ở đôi mắt đen ngời sáng của Người, là lòng nhân đạo và sức hấp dẫn làm cho người tới thăm thấy gần gũi ngay với Người. ấn tượng thứ hai là khả năng đi thẳng vào cốt lõi của vấn đề bằng những lời lẽ ngắn gọn và rất đúng. Điều này chứng tỏ Người nắm rất chắc một cách toàn diện nội dung bàn luận.
Người không những biết sử dụng rất nhiều thứ tiếng Âu, Á mà đồng thời còn rất hiểu tình hình trong nước của những người khách đến thăm.
Lịch sử sẽ dành cho Người vinh dự của một vị lãnh tụ vĩ đại mà thế kỷ XX đã sinh ra. Nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi ca ngợi Người.
Trích từ sách: Người là Hồ Chí Minh, (Tập hồi ký), Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 1995
bqllang.gov.vn
Quỳnh Trân (st)
Đồng chí Hồ Chí Minh là một người đã cảm hóa tất cả mọi người Việt Nam từ già đến trẻ. Người là một con người thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị. Hình ảnh anh hùng không nghĩ tới mình trước sau như một của Người, từ cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh trước đây đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt cộng (Mặt trận Dân tộc giải phóng) ngày nay, đã cổ vũ, trở thành tấm gương cho hàng chục vạn thanh niên Việt Nam thà chết, không chịu làm nô lệ.
Từ khi bắt đầu ném bom miền Bắc, Mỹ đã dùng mọi cách tàn phá những công trình công nghiệp, y tế, giáo dục – tất cả đều được xây dựng sau khi thắng Pháp – hầu như tất cả những di sản của tổ tiên để lại cũng đều bị bom đạn Mỹ biến thành những đống gạch vụn, nhưng toàn thể nhân dân miền Bắc Việt Nam đều tuân theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dù có bị tàn phá nặng nề đến như thế nào, dù cả Hà Nội và Hải Phòng cũng bị tàn phá chăng nữa.
Trong thời gian miền Bắc bị ném bom ác liệt nhất, một nông dân Việt Nam đã nói với tôi: “Ném bom quả là đáng sợ thật, nhưng so với ách chiếm đóng của bọn thực dân thì không nghĩa lý gì. Có bị tàn phá thì chúng tôi lại xây dựng lại”.
Làm việc ở ngoài hiên
Một chuyện điển hình về Hồ Chủ tịch là sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Người đã đặt Văn phòng Chủ tịch ở một căn nhà nguyên là chỗ ở của những nhân viên phục vụ phủ toàn quyền của Pháp trước đây. Còn phủ toàn quyền, Người chỉ chuyên dành cho các cuộc tiếp đãi chính thức.
Khi tôi hỏi Người: “Văn phòng của Chủ tịch đâu?”. Câu trả lời của Người làm cho tôi kinh ngạc: “Lúc nào trời tối thì ở ngoài hiên, khi trời mưa thì ở trong buồng ngủ”.
Sự thực là Người không có một ngôi nhà nào khác. Khi tôi đến thăm Người, với bộ quần áo vải nâu mà những người nông dân thường mặc và đôi dép cao su lốp ô tô, Người ra đón tôi như đón một người quen cũ. Tác phong giản dị, không cầu kỳ đó, Hồ Chủ tịch suốt đời không thay đổi.
Một con người ít nói
Một đặc điểm nữa của Hồ Chủ tịch là Người trình bày những sự việc hết sức phức tạp bằng những lời lẽ rất ngắn gọn, dùng những hình ảnh hết sức trong sáng khiến cho ai cũng có thể hiểu được.
Sau khi Mỹ đưa quân đội chiến đấu vào miền Nam Việt Nam, có dư luận cho rằng chúng sẽ tiến công ra miền Bắc. Tôi hỏi Hồ Chủ tịch là nếu quân Mỹ làm như vậy thì kết quả sẽ ra sao?
Hồ Chủ tịch đã để cho tôi liên tưởng tới chuyện: “Con cáo bị mắc bẫy một chân” rồi trả lời tôi: “Nếu cứ giãy giụa lung tung định hòng thoát bẫy thì còn chân kia cũng sẽ mắc nốt. Nếu Mỹ dám tiến công miền Bắc thì kết quả rồi sẽ như vậy”.
Lần đầu tiên được gặp Hồ Chủ tịch, tôi cũng đã được thấy những hình ảnh tả thực, được nghe những câu nói ngắn gọn như những lời tiên tri như vậy. Đó là vào đầu tháng 3 năm 1954. Tuy mới đặt chân lên đất nước Việt Nam, nhưng trên đường tới đây tôi đã được nghe Đài Phát thanh Hà Nội (lúc này vẫn đang ở trong tay người Pháp) đưa tin về tình hình hoạt động của quân Pháp ở phía sau quân “Việt Minh” từ căn cứ Điện Biên Phủ. Khi đó tên Điện Biên Phủ mới bắt đầu được nói tới trong cuộc chiến tranh, do đó tôi đã hỏi Hồ Chủ tịch về Điện Biên Phủ. Hồ Chủ tịch đặt ngửa chiếc mũ lên bàn, chỉ vào đáy mũ và nói: “Đây là Điện Biên Phủ, một thung lũng có núi bao bọc xung quanh”. Sau đó Người vòng tay theo vành mũ, nói tiếp: “Quân viễn chinh Pháp ở dưới thung lũng này, chúng tôi từ trên núi ở xung quanh bao vây chúng. Chúng nhất định không thể thoát được”.
Đó là xu thế tất nhiên và lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Chủ tịch đã nói đúng.
Khi Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc, tôi lại hỏi Hồ Chủ tịch là Người nghĩ như thế nào đối với việc Mỹ tuy thừa nhận là chúng không thể thắng trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam nhưng lại huênh hoang là bằng cách ném bom miền Bắc chúng sẽ có thể thắng được. Hồ Chủ tịch trả lời: “Mỹ đã tính lầm nếu cho rằng dựa vào việc tàn phá miền Bắc bằng bom đạn, chúng sẽ có thể thắng ở miền Nam”, “chúng tôi quyết không ngừng chiến đấu, dù là 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa. Cuộc chiến đấu của chúng tôi là chính nghĩa, chúng tôi sẽ được sự ủng hộ của nhân dân toàn thế giới kể cả nhân dân Mỹ. Chúng tôi sẽ thắng”.
Ấn tượng nổi bật nhất mà bất cứ ai lần đầu tiên gặp Hồ Chủ tịch cũng đều cảm thấy là trí tuệ tập trung ở đôi mắt đen ngời sáng của Người, là lòng nhân đạo và sức hấp dẫn làm cho người tới thăm thấy gần gũi ngay với Người. ấn tượng thứ hai là khả năng đi thẳng vào cốt lõi của vấn đề bằng những lời lẽ ngắn gọn và rất đúng. Điều này chứng tỏ Người nắm rất chắc một cách toàn diện nội dung bàn luận.
Người không những biết sử dụng rất nhiều thứ tiếng Âu, Á mà đồng thời còn rất hiểu tình hình trong nước của những người khách đến thăm.
Lịch sử sẽ dành cho Người vinh dự của một vị lãnh tụ vĩ đại mà thế kỷ XX đã sinh ra. Nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi ca ngợi Người.
Trích từ sách: Người là Hồ Chí Minh, (Tập hồi ký), Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 1995
bqllang.gov.vn
Quỳnh Trân (st)
Lượt xem: 10.482