Những năm gần đây nhiều hộ nông dân ở một số địa phương thuộc xã Đa Lộc đã chuyển đổi một số ao, hồ nuôi cá tra, ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen, đem lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần. Trong đó điển hình nhất là mô hình “Trồng sen lấy ngó” của anh Thạch Hoàng Sơn, chi đoàn ấp Ba Tiêu, xã Đa Lộc.
Thạch Hoàng Sơn với mô hình trồng sen lấy ngó |
Theo anh Thạch Hoàng Sơn, trồng sen không chỉ giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động vùng nông thôn. Với cương vị từng là một Bí thư chi đoàn ấp anh Sơn nhận thấy sự khó khăn trong việc tìm nguồn vốn để phát triển kinh tế vừa đảm bảo được thời gian tham gia các hoạt động của chi đoàn thì thanh niên đã gặp rất nhiều khó khăn trong sự lựa chọn, lúc đấy cũng nhờ có sự giúp đỡ kịp thời từ phía Xã đoàn Đa Lộc, cũng như bên Huyện đoàn Châu Thành đã hỗ trợ nguồn vốn cho đoàn viên để phát triển kinh tế, thực hiện công trình thanh niên với số tiền là 12.000.000 đồng thời hạn cho vay là 03 năm không tính lãi vì thế mà thanh niên Thạch Hoàng Sơn đã thành lập được tổ kinh tế hợp tác mô hình “Trồng sen lấy ngó” tại ấp Ba Tiêu.
Anh Thạch Hoàng Sơn cho biết: Sen là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt thấp, vốn đầu tư ban đầu không lớn, phù hợp với điều kiện của đa số nông dân. Người trồng sen chỉ mất chi phí đầu tư cho lần xuống giống đầu tiên, còn nhiều năm sau chỉ có việc chăn sóc và thu hoạch. Nhưng cây sen cũng không tốn nhiều chi phí khoản tiền phân bón và thuốc bảo vệ thực vật như các loại cây trồng khác. Thường sau Tết Nguyên đán là thời điểm thích hợp nhất để xuống giống sen, khoảng 2,5 tháng sinh trưởng cây sen bắt đầu cho thu hoạch gương sen, hạt sen, ngó sen và đến tháng 6 hàng năm sẽ vào mùa thu hoạch rộ, kéo dài đến tháng 11. Khi mùa nước lớn tràn về nhiều cũng là lúc cây sen tàn lụi dần do nước ngập, nhưng sau mùa nước nổi cây sen lại đâm chồi và phát triển trở lại. Tuy nhiên để trồng sen đạt hiệu quả cao như mong muốn thì người trồng sen cũng cần nắm vững một số kỹ thuật và biết cách phòng trừ sâu bệnh. Ngoài việc bón phân cân đối, thì cứ khoảng từ 10 – 15 ngày phải thay nước một lần để hạn chế bệnh thối ngó, đối với ngó sen tuy bán ra không cao như những hoa màu khác, nhưng ngó sen bán điều điều, nhân công có việc làm mỗi ngày, nếu biết tích lũy thì thu nhập hàng tháng cũng không thấp, lúc đầu thành lập chỉ có 10 hộ gia đình tham gia, diện tích khoảng 04 ha, đến nay đã có 18 thành viên với 36ha, chi phí 0,1 ha khoảng 300.000 đồng, sau 02 tháng thu hoạch 01 ha được 75 kg và bán thị trường với giá 75.000 đ/kg . Đa số các hộ trồng sen điều có đất nhà, nhân công nhà, chỉ mướn người rửa ngó sen. Giờ đây Hoàng Sơn đang tìm nguồn để tiêu thụ ngoài tỉnh, hiện nay khi lấy ngó sen các họ điều tự bán, có hộ đ phân phối cho tiểu thương chợ Trà Vinh, có hộ bán lẻ. Một lão nông cho biết, trung bình 01ha trồng sen cho thu nhập khoảng trên 250 triệu đồng/năm, lãi gấp nhiều lần so với trồng lúa. Hiện nay mô hình trồng sen trên ruộng lúa đã và đang được nhân rộng ở Trà Vinh. Nhiều khu vực vùng trũng như huyện Châu Thành, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng sen tăng nguồn thu nhập đáng kể. Theo nhiều nông dân, hiện nay các sản phẩm từ sen như gương sen, hạt sen, ngó sen đang được thị trường tiêu thụ mạnh, vì vậy người trồng sen không phải lo đầu ra. Đây thực sự là một mô hình đã và đang mở ra cho những hộ nghèo một hướng canh tác mới, hiệu quả kinh tế cao. LÊ PHÚC |
Lượt xem: 126