Tuy mới gắn bó với công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại cơ sở nhưng cũng có đủ điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nội dung tuyên truyền về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Anh Tiêu Khánh Linh- Phó Bí thư Đoàn xã Kim Hoà, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh luôn nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo Bác.
Qua nghiên cứu học tập các chuyên đề, anh đã tự rút ra bài học cho bản thân và chia sẻ “ Học và làm theo Bác từ những việc làm nhỏ nhất, phù hợp với chuyên môn của mình để có thể phát huy thế mạnh, sở trường, đồng thời trong từng việc làm phải chú ý đến lợi ích của tập thể và nhân dân. Vì thế trong hoạt động triển khai đến đoàn viên thanh niên, anh luôn phát huy tinh thần của tuổi trẻ, theo lời dạy của Bác “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” từ khi đảm nhiệm vai trò Phó Bí thư Đoàn đến nay, anh đã tham mưu Đảng ủy xã đề ra nhiều mô hình, giải pháp cụ thể để tập hợp thanh niên, cũng như góp phần thực hiện các chỉ tiêu của địa phương. Trong đó, có thể kể đến các giải pháp, mô hình nhằm giúp thanh niên tiếp cận được và vươn lên làm giàu đó là “Mô hình nuôi bò sinh sản”.
Với đức tính cần cù, ham học hỏi và không cam chịu đói nghèo đã giúp gia đình anh Tiêu Khánh Linh, Phó Bí thư Đoàn xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh xây dựng thành công mô hình nuôi bò sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm cho thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Những năm trước đây, gia đình anh Linh– ấp Trà Cuôn, xã Kim Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh nuôi 03 đến 04 con bò thịt, do tiền mua giống cao, sau khi trừ chi phí gia đình chỉ còn lãi khoảng 30 triệu đồng. Nhận thấy việc nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với chăn nuôi khác, năm 2019 anh quyết định chuyển đổi 05 công đất trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò. Anh đã đi tìm mua 05 con bò cái dòng An Gus ( giống bò Bỉ) để về nuôi bán giống. Đến nay đàn bò của anh đã phát triển lên 12con mẹ sinh sản, và trong chuồng lúc nào cũng có từ 04 –06 con bê con có thể xuất chuồng cho người dân. Cùng với đó, anh còn học tập kỹ thuật chăn nuôi bò từ các trang trại sinh sản về áp dụng cho mô hình của gia đình mình. Cũng theo lời anh Anh thì anh chọn giống bò An Gus ( giống bò Bỉ) có thân hình cao to, khi bán bê con được người chăn nuôi ưa chuộng, bê sinh từ 4 tháng có giá 20 – 25 triệu đồng. bên cạnh đó dòng bò An Gus có khả năng sinh trưởng rất tốt, bò mẹ sinh 2,5 tháng thì có thể phối giống.
Cũng theo lời anh Anh thì muốn bò khỏe mạnh, thì người chăn nuôi ngoài việc tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin định kỳ thì người chăn nuôi cũng phải nắm chắc kỹ thuật từ khâu làm chuồng, đến phòng bệnh. Chuồng để nuôi bò sinh sản phải đảm bảo ấm về mùa mưa, và thoáng mát vào mùa nắng. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần làm đệm lót sinh học để đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, và phòng bệnh cho bò.
Cùng với việc làm tốt công tác phòng dịch bệnh, để giảm chi phí chăn nuôi, anh Linh đã dành 05 công đất để trồng cỏ nuôi bò, giống cỏ được trồng là giống VA06 để làm thức ăn cho bò. Đây là giống cỏ có năng suất cao, dễ trồng, hàm lượng dinh dưỡng tốt. Chỉ đầu tư 20 triệu tiền giống cỏ ban đầu có thể cho thu hoạch trong 05 năm, cộng với các loại thuốc phòng bệnh, và thức ăn thêm, mỗi năm anh chỉ hết khoảng 50 – 70 triệu tiền chi phí. Trong khi nếu sử dụng thức ăn công nghiệp thì chi phí sẽ tăng lên gấp đôi. Bên cạnh đó, do được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, nên đàn bò gia đình anh phát triển tốt, không mắc bệnh. Trung bình 01 năm gia đình anh Linh xuất chuồng 10 con bò giống, với giá bán bình quân 25 triệu đồng/con, trừ chi phí cho gia đình anh Anh lãi gần 100 triệu đồng.
Ảnh: Anh Linh giới thiệu mô hình.
Cũng theo lời anh Anh thì chăn nuôi bò, người dân còn tận dụng được nguồn phân để bón phân cho cây trồng. Bình quân mỗi năm gia đình anh Anh tận dụng được hơn 100 m3 phân chuồng để bón cho cây trồng và bán cho thương lái, từ đó góp phần giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, mang lại thu nhập cho gia đình.
Mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình anh Linh, tuy không mới, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao. Mô hình này đang được nhiều hộ dân ở xã Kim Hòa, nói riêng và huyện Cầu Ngang nói chung học tập làm theo./.
Đoàn xã Kim Hòa