Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của Tỉnh đoàn Trà Vinh
spot_img
spot_img
spot_img

TỈNH ĐOÀN TRÀ VINH THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế – xã hội bền vững, cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy lĩnh vực này phát triển. Trọng tâm của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các làng nghề, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh làm chủ thể thực hiện; Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện. Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP, những năm qua các cấp bộ Đoàn – Hội trong tỉnh luôn quan tâm, đồng hành với các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm hỗ trợ các sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh. Năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chọn hỗ trợ 03 xã triển khai Chương trình OCOP (xã Phước Hảo – huyện Châu Thành; xã Long Vĩnh – huyện Duyên Hải, xã Thông Hòa – huyện Cầu Kè), hỗ trợ thực hiện cụ thể như: tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, tại lớp tập huấn, các bạn đoàn viên, thanh niên và người dân được giới thiệu tổng quan về Chương trình OCOP; sản phẩm và tiêu chuẩn sản phẩm OCOP; quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm. Ngoài ra, các vấn đề về liên kết chuỗi giá trị trong chương trình OCOP, xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, việc xây dựng hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm; các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Kết quả sản phẩm của các xã được hỗ trợ đạt chuẩn OCOP xếp hạng từ 3 sao đến 4 sao, cụ thể: xã Phước Hảo với thương hiệu sản phẩm Bánh tét 9 Di của hộ kinh doanh Thạch Thị Di; xã Long Vĩnh với sản phẩm Kẹo Đậu Phộng của hộ kinh doanh Dương Thanh Phong; xã Thông Hòa với sản phẩm Khô ếch Minh Nhựt của Doanh nghiệp tư nhân giống thủy sản Minh Nhựt. Bên cạnh đó, các huyện, thị, thành đoàn cũng chọn 01 xã để hỗ trợ triển khai chương trình OCOP, kết quả có 11 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tiêu biểu là huyện Tiểu Cần có 02 sản phẩm của Công ty TNHH Trà Vinh FARM được chứng nhận sản phẩm OCOP xếp hạng 4 sao (doanh nghiệp do thanh niên làm chủ)

Sản phẩm Bánh tét 9 Di đạt OCOP 3 sao

A picture containing text, receipt

Description automatically generated

Sản phẩm Kẹo đậu phộng đạt OCOP 3 sao

Text, letter

Description automatically generated A picture containing text, plastic, wrapped

Description automatically generated

Sản phẩm Khô ếch Minh Nhựt đạt OCOP 3 sao

Tổ chức Hội nghị triển khai chương trình OCOP

Có thể khẳng định từ khi triển khai đến nay, Chương trình đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo động lực, sức lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất kinh doanh. Thông qua công tác xúc tiến, quảng bá giới thiệu sản phẩm tỉnh đã tổ chức các gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá và cung cấp sản phẩm OCOP người dân và du khách đã tìm hiểu, lựa chọn sử dụng một số sản phẩm nông sản đặc sản của tỉnh Trà Vinh.  Qua đó, tạo cơ hội cho cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tìm kiếm thông tin thị trường, khách hàng và ký các hợp đồng đại lý tiêu thụ và hợp tác phát triển sản phẩm OCOP.

Ban Phong trào