Đó là một trong những mục tiêu được xác định rõ tại Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” kèm theo Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề án xác định 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, riêng mục tiêu nêu trên có một số nhiệm vụ, giải pháp như: Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học; nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế về bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học; đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Đổi mới công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, có hình thức phù hợp đấu tranh phê phán mạnh mẽ các hành vi gây tác động xấu đến môi trường, thiên nhiên; bài trừ thói quen, sở thích sử dụng các loài hoang dã làm trang sức, thực phẩm, thuốc chữa bệnh… Công khai thông tin về kết quả xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định pháp luật; tôn vinh các tấm gương, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, các điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các lực lượng có chức năng liên quan đến quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về bảo vệ đa dạng sinh học cho người dân, nhất là người có uy tín trong xã hội và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch để làm hạt nhân tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp có liên quan đến công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đề án còn xác định các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện pháp pháp luật phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong đa dạng sinh học; tăng cường công tác phòng, chống tội phạm; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong đa dạng sinh học; mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong đa dạng sinh học.
Thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Đề án giao trách nhiệm cho 11 Bộ, ngành và địa phương, trong đó Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trong từng giai đoạn; đồng thời chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý phù hợp, đầy đủ phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Mở các chuyên đề đấu tranh, trấn áp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm, triệt để các vụ án, đường dây tổ chức tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia tác động xấu đến đa dạng sinh học, không để vi phạm tái diễn và chậm xử lý hoặc xử lý không hiệu quả…
Bộ Nông hiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm theo lĩnh vực được phân công liên quan đến đa dạng sinh học, nhất là đối với các hành vi nuôi, nhốt động vật hoang dã, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; hoạt động khai thác tận diệt chim hoang dã di cư ở Việt Nam; sử dụng chất, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thủy sản gây tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học…
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về danh mục, chế độ quản lý các loài hoang dã theo các cấp độ bảo vệ, quản lý; ban hành văn bản hướng dẫn việc xác định về mùa sinh sản, mùa di cư của các loài động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm; cập nhật danh mục các loài ngoại lai xâm hại và các quy định về quản lý loài ngoại lai xâm hại để làm căn cứ hành vi vi phạm. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài chim hoang dã, di cư, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên. Tiếp nhận, kết nối thông tin, dữ liệu, báo cáo về tội phạm đa dạng sinh học và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học do các bộ, ngành, địa phương cung cấp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã.
Ngoài ra, các Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được giao nhiệm vụ để thực hiện Đề án. Kèm theo Đề án là Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 – 2030. Trong đó Bộ Công an có 03 nhiệm vụ, các Bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên môi trường, mỗi bộ có 01 nhiệm vụ và Bộ Tư pháp được giao rà soát, tổng kết, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã.
Đổi mới công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, có hình thức phù hợp đấu tranh phê phán mạnh mẽ các hành vi gây tác động xấu đến môi trường, thiên nhiên; bài trừ thói quen, sở thích sử dụng các loài hoang dã làm trang sức, thực phẩm, thuốc chữa bệnh… Công khai thông tin về kết quả xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định pháp luật; tôn vinh các tấm gương, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, các điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các lực lượng có chức năng liên quan đến quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về bảo vệ đa dạng sinh học cho người dân, nhất là người có uy tín trong xã hội và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch để làm hạt nhân tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp có liên quan đến công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đề án còn xác định các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện pháp pháp luật phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong đa dạng sinh học; tăng cường công tác phòng, chống tội phạm; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong đa dạng sinh học; mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong đa dạng sinh học.
Thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Đề án giao trách nhiệm cho 11 Bộ, ngành và địa phương, trong đó Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trong từng giai đoạn; đồng thời chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý phù hợp, đầy đủ phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Mở các chuyên đề đấu tranh, trấn áp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm, triệt để các vụ án, đường dây tổ chức tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia tác động xấu đến đa dạng sinh học, không để vi phạm tái diễn và chậm xử lý hoặc xử lý không hiệu quả…
Bộ Nông hiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm theo lĩnh vực được phân công liên quan đến đa dạng sinh học, nhất là đối với các hành vi nuôi, nhốt động vật hoang dã, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; hoạt động khai thác tận diệt chim hoang dã di cư ở Việt Nam; sử dụng chất, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thủy sản gây tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học…
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về danh mục, chế độ quản lý các loài hoang dã theo các cấp độ bảo vệ, quản lý; ban hành văn bản hướng dẫn việc xác định về mùa sinh sản, mùa di cư của các loài động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm; cập nhật danh mục các loài ngoại lai xâm hại và các quy định về quản lý loài ngoại lai xâm hại để làm căn cứ hành vi vi phạm. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài chim hoang dã, di cư, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên. Tiếp nhận, kết nối thông tin, dữ liệu, báo cáo về tội phạm đa dạng sinh học và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học do các bộ, ngành, địa phương cung cấp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã.
Ngoài ra, các Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được giao nhiệm vụ để thực hiện Đề án. Kèm theo Đề án là Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 – 2030. Trong đó Bộ Công an có 03 nhiệm vụ, các Bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên môi trường, mỗi bộ có 01 nhiệm vụ và Bộ Tư pháp được giao rà soát, tổng kết, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã.
Nguồn: pbgdpl.gov.vn
Lượt xem: 194