Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của Tỉnh đoàn Trà Vinh
spot_img
spot_img
spot_img

Dữ liệu là “trái tim” của chuyển đổi số

Sáng 5/7, Diễn đàn Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia đã được diễn ra với chủ đề “Kiến tạo giá trị từ chiến lược dữ liệu trong bối cảnh AI” với mục tiêu nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, dữ liệu số trong nước.
 Chia sẻ về một số thực trạng trong chuyển đổi số hiện nay, ông Lê Nguyễn Trường Giang – Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số cho biết: “Để tiến trình chuyển đổi số quốc gia đi nhanh, đúng hướng, góp phần giải quyết được những vấn đề thì cần phải cố gắng tập hợp các bên liên quan cùng đồng hành”.
 

Công nghệ - Dữ liệu là “trái tim” của chuyển đổi số

Ông Lê Nguyễn Trường Giang – Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số

Ông Giang cho biết thêm, cùng đồng hành, đồng thuận không có nghĩa là mù quáng, mà cần có một cơ chế, một cơ sở để các bên đều có thể góp nên tiếng nói, góp công sức vào công cuộc chung của cả dân tộc. 

Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số cho rằng, chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng một đơn vị nào, chuyển đổi số là câu chuyện chung. 

“Chuyển đổi số chỉ trở thành chung khi có những động lực để mọi người cùng chung sức, chứ không phải những mệnh lệnh hành chính, những chỉ thị, những tư lợi, những độc đoán từ một vài đơn vị nào đó áp đặt lên tất cả. Muốn làm tốt, cách tốt nhất là mở rộng để tất cả cùng làm, cùng có lợi, cùng thành công”, ông Giang nói.
 

Bên cạnh đó, ông Giang cũng nêu ra thực trạng mọi người đều nói về chuyển đổi số nhưng không ai chuyển đổi. Điểm đầu tiên quan trọng nhất để chuyển đổi số là dữ liệu nhưng đây cũng là điểm tắc nghẽn đầu tiên. Dữ liệu cần phải được công khai, minh bạch, đồng bộ và phải kết nối đồng thời với nhau. Muốn có được dữ liệu cần phải có một chiến lược dữ liệu để hiểu sâu về chuyển đổi số, tránh kiểu nghĩ gì làm nấy.
 

Công nghệ - Dữ liệu là “trái tim” của chuyển đổi số (Hình 2).
Ông Huỳnh Long Thủy – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VieON.

Theo chia sẻ của ông Huỳnh Long Thủy – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VieON: “Với tốc độ phát triển công nghệ số và Internet, các sản phẩm về công nghệ được phát triển và đưa lên không gian mạng ngày càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn tới tư duy về dữ liệu và sử dụng dữ liệu để quản trị vận hành và phát triển sản phẩm bắt đầu được chú ý đến và được quan tâm nhiều hơn”. 
 

Để một ứng dụng hay sản phẩm đạt được thành công thì bắt buộc phải chú ý đến yếu tố kiến tạo, quản trị và vận hành sản phẩm đó hoàn toàn dựa trên dữ liệu (khái niệm Data driven).

Chính vì vậy, đại diện VieON đặc biệt chú trọng đến sử dụng dữ liệu trong quản trị vận hành sản phẩm công nghệ số theo các tiêu chí: Tư duy an toàn về dữ liệu theo các quy định của pháp luật; Phân tích dữ liệu đối thủ cạnh tranh; Xây dựng hành trình và chân dung người dùng; Ra quyết định dựa vào dữ liệu trong quản trị điều hành và phát triển sản phẩm.

Đại diện tiếng nói của doanh nghiệp, theo chia sẻ của ông Thái Trí Hùng – Giám đốc công nghệ (CTO) của Ví Momo chia sẻ mô hình bánh xe dữ liệu với vòng quay giữa: Dữ liệu, phân tích, sản phẩm và người dùng. Theo đó, bánh xe quay càng nhanh thì công ty càng phát triển thành công.
 

Tuy nhiên, Giám đốc Công nghệ Ví Momo cũng đề cập đến trường hợp không có khả năng duy trì động lực cho bánh xe dữ liệu do truy cập dữ liệu khó khăn, trình độ đọc hiểu dữ liệu khác nhau, hiếm khi nhận được câu trả lời rõ ràng mà không cần “tìm hiểu” lại.
 

Công nghệ - Dữ liệu là “trái tim” của chuyển đổi số (Hình 3).
Toàn cảnh sự kiện.

“Điều này làm cho đội ngũ kỹ sư và khai thác dữ liệu thường “ngập” trong các yêu cầu vận hành thay vì giúp cho tổ chức khai phá hết tiềm năng mà dữ liệu mang lại, dự án từ đó dễ dàng chuyển thành “Data swamp” – đầm lầy dữ liệu”, ông Hùng nói.
 Lý giải về hiện tượng trên, ông Hùng chia sẻ, về cơ bản về cách dữ liệu được thu thập, lưu trữ, bảo mật, cấu trúc, chia sẻ, cập nhật và quản lý không bị giảm đi bất kể công cụ cơ bản có thể tiên tiến đến mức nào.
 Nhu cầu tăng tốc sẽ đòi hỏi nhiều nhân sự hơn, dẫn đến chảy máu nhân sự chất lượng. Điều này gây ra khoảng cách giữa những người xây dựng giải pháp và những người vận hành giải pháp và hệ thống dữ liệu nhanh chóng bị lạc hậu so với yêu cầu từ hoạt động kinh doanh

Từ đó, ông Hùng nhận định: “Áp dụng dữ liệu vào hoạt động kinh doanh là điều nên làm. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả tích cực từ chiến lược dữ liệu, doanh nghiệp cần phải ý thức rõ ràng về sự thiếu chắc chắn của những manh mối mà dữ liệu cung cấp”. 
 Ngoài ra, Giám đốc Công nghệ Momo cũng khuyến nghị doanh nghiệp hãy luôn nghi ngờ về các kết luật “có ý nghĩa thống kê” cũng như có nhận thức đầy đủ về các rủi ro có thể xảy ra.

Theo www.nguoiduatin.vn