Luật giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Sau 10 năm thi hành đã đạt được một số kết quả, công tác quản lý, điều hành giá được thực hiện nhất quán theo thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội; hoạt động thẩm định giá phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, đến nay Luật giá 2012 đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế vì thực tiễn luôn biến đổi mạnh mẽ, nhất là trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, mặt khác, từ khâu tổ chức thi hành Luật thực hiện cần được củng cố. Trên cơ sở đó, việc sửa đổi Luật giá là rất cần thiết.
Ngày 19/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giá số 16/2023/QH15 (sau đây gọi là Luật Giá 2023). Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Luật Giá 2023 có những nội dung mới như sau:
Một là, quy định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật, đồng thời xác định rõ quan hệ giữa Luật Giá với các Luật có quy định về giá để nhằm khắc phục cơ bản tồn tại, hạn chế giữa Luật giá với các Luật chuyên ngành.
Tại Luật Giá 2023 đã quy định nguyên tắc áp dụng Luật giá với các Luật khác có liên quan tại Điều 3; trong đó, về cơ bản Luật giá 2023 điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá. Chỉ trừ một số trường hợp rất đặc thù đã có luật chuyên ngành riêng điều chỉnh toàn diện thì mới thực hiện theo quy định tại luật chuyên ngành.
Hai là, về công tác định giá, Luật Giá 2023 đã thể chế hóa chủ trương đẩy mạnh phân công, phân cấp trong công tác quản lý, điều hành giá:
– Đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong Chương 3 của Luật. Theo đó, tại Luật đã nêu rõ vai trò của Chính phủ định hướng các mục tiêu quản lý, điều hành giá chung; thẩm quyền, trách nhiệm định giá các hàng hóa, dịch vụ cụ thể sẽ cơ bản được giao cho cấp Bộ theo lĩnh vực quản lý hàng hóa, dịch vụ và cấp Ủy ban nhân dân tỉnh theo phạm vi địa bàn quản lý; việc phân như vậy là phù hợp với công tác tổ chức thực hiện trong thực tiễn, phân định rõ ràng giữa nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương để thuận lợi triển khai, tránh sự đùn đẩy trách nhiệm.
– Đã quy định 42 nhóm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại Phụ lục số 02 gắn với quy định rõ về thẩm quyền định giá gắn với từng Bộ, ngành, địa phương và hình thức định giá được quy định cụ thể, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.
– Về phương pháp định giá, đã phân định rõ trách nhiệm ban hành phương pháp định giá chung của Bộ Tài chính và phương pháp định giá riêng của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực riêng trong trường hợp pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng (ví dụ như giá đất; giá dịch vụ khám chữa bệnh; giá dịch vụ giáo dục; giá nhà ở; một số mặt hàng theo Luật Sở hữu trí tuệ…).
Ba là, công tác bình ổn giá được củng cố, kiện toàn cho phù hợp với thực tế hiện nay.
– Về Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá đã bổ sung mặt hàng thức ăn chăn nuôi và đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng điện, muối ăn và đường ăn. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá gồm 9 mặt hàng quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Luật.
– Tại Điều 19 đã quy định rõ hơn về các biện pháp bình ổn giá, quy trình triển khai đảm bảo thuận lợi, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, trong trường hợp phát sinh tình huống đặc biệt như tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, dịch bệnh, thiên tai, tại Điều 20 của Luật cũng đã bổ sung cơ chế triển khai bình ổn giá ngay đối với các hàng hóa, dịch vụ ngoài danh mục. Quy định này nhằm tạo sự linh hoạt cho việc triển khai bình ổn giá trong các tình trạng cấp bách, cần triển khai gấp, kịp thời.
Bốn là, việc hiệp thương giá được xác định là cơ chế thỏa thuận về giá hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và có vai trò trung gian, trọng tài của Nhà nước.
Luật đã quy định rõ nguyên tắc áp dụng để đảm bảo hài hòa quyền, lợi ích của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; đồng thời quy định rõ phạm vi áp dụng kết quả hiệp thương để tránh các trường hợp áp dụng không phù hợp.
Năm là, về biện pháp kê khai giá được sửa đổi để quy định rõ là một hình thức tiếp nhận thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ để phục vụ công tác tổng hợp, phân tích, dự báo của các cơ quan Nhà nước.
Một trong các điểm mới quan trọng tại Luật Giá 2023 là đã quy định việc kê khai được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện sau khi quyết định giá (so với hiện hành là phải kê khai trước khi quyết định giá) nhằm tạo thuận lợi cho thực tiễn triển khai tại đơn vị.
Bên cạnh đó, với vai trò là một hình thức công khai về giá nhằm tăng cường tính minh bạch trong mua, bán trên thị trường, các quy định về niêm yết giá cũng được Luật hóa nhằm tăng tính pháp lý cho việc tổ chức thực hiện.
Sáu là, công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường đã được thể chế hóa cụ thể tại 01 chương của Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai nhiệm vụ.
Các hoạt động về tổng hợp thông tin giá cả thị trường, phân tích, đánh giá và dự báo kịp thời sẽ đảm bảo phục vụ tốt cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát trong các thời kỳ.
Bảy là, củng cố kiện toàn hoạt động thẩm định giá, sửa đổi hoàn thiện cơ sở pháp lý để thúc đẩy phát triền đồng thời nâng cao hoạt động, cụ thể:
– Tại Luật giá 2023 đã khẳng định rõ tính chất của hoạt động thẩm định giá là hoạt động tư vấn, “bán lời khuyên” về giá trị tài sản thẩm định giá, không có ý nghĩa quyết định trong việc định giá tài sản; việc quyết định giá tài sản vẫn do chủ sở hữu theo đúng quy định tại Bộ Luật dân sự. Mặt khác, Luật cũng đã quy định rõ nghĩa vụ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về đạo đức, chuyên môn tại Chuẩn mực Thẩm định giá Việt Nam của thẩm định viên và doanh nghiệp thẩm định giá trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn của mình, trường hợp có sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các quy định này nhằm hướng đến quyền đi đôi với trách nhiệm, cũng như nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá.
– Củng cố, hoàn thiện các điều kiện về thi, cấp thẻ thẩm định viên về giá, hành nghề thẩm định giá để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy ngành nghề phát triển.
– Về điều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, hạn chế các sai phạm trong quá trình thực hiện.
– Đã quy đều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, hạn chế các sai phạm trong qu động sản và các hàng hóa, dịch vụ thông thường) và thẩm định giá doanh nghiệp (doanh nghiệp, tài sản tài chính,…), điều này góp phần nâng cao chất lượng thẩm định viên theo lĩnh vực chuyên môn sâu, cũng như tiết kiệm nguồn lực xã hội trong học tập, bồi dưỡng kiến thức và thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
Tám là, tăng cưđều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp lung vng cưđều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp v
Theo đó, đã quy định 01 Chương về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá. Qua đó, tăng cường cơ sở pháp lý cho khâu giám sát, hậu kiểm việc chấp hành của các tổ chức, cá nhân trong tuân thủ quy định của pháp luật về giá.
Để đảm bảo các nội dung của Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả, Bộ Tài chính đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan để khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau: Ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Giá 2023; Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định tại Luật Giá; Tổ chức quán triệt việc thực hiện, phổ biến, tập huấn Luật Giá 2023 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết./.
Một là, quy định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật, đồng thời xác định rõ quan hệ giữa Luật Giá với các Luật có quy định về giá để nhằm khắc phục cơ bản tồn tại, hạn chế giữa Luật giá với các Luật chuyên ngành.
Tại Luật Giá 2023 đã quy định nguyên tắc áp dụng Luật giá với các Luật khác có liên quan tại Điều 3; trong đó, về cơ bản Luật giá 2023 điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá. Chỉ trừ một số trường hợp rất đặc thù đã có luật chuyên ngành riêng điều chỉnh toàn diện thì mới thực hiện theo quy định tại luật chuyên ngành.
Hai là, về công tác định giá, Luật Giá 2023 đã thể chế hóa chủ trương đẩy mạnh phân công, phân cấp trong công tác quản lý, điều hành giá:
– Đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong Chương 3 của Luật. Theo đó, tại Luật đã nêu rõ vai trò của Chính phủ định hướng các mục tiêu quản lý, điều hành giá chung; thẩm quyền, trách nhiệm định giá các hàng hóa, dịch vụ cụ thể sẽ cơ bản được giao cho cấp Bộ theo lĩnh vực quản lý hàng hóa, dịch vụ và cấp Ủy ban nhân dân tỉnh theo phạm vi địa bàn quản lý; việc phân như vậy là phù hợp với công tác tổ chức thực hiện trong thực tiễn, phân định rõ ràng giữa nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương để thuận lợi triển khai, tránh sự đùn đẩy trách nhiệm.
– Đã quy định 42 nhóm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại Phụ lục số 02 gắn với quy định rõ về thẩm quyền định giá gắn với từng Bộ, ngành, địa phương và hình thức định giá được quy định cụ thể, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.
– Về phương pháp định giá, đã phân định rõ trách nhiệm ban hành phương pháp định giá chung của Bộ Tài chính và phương pháp định giá riêng của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực riêng trong trường hợp pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng (ví dụ như giá đất; giá dịch vụ khám chữa bệnh; giá dịch vụ giáo dục; giá nhà ở; một số mặt hàng theo Luật Sở hữu trí tuệ…).
Ba là, công tác bình ổn giá được củng cố, kiện toàn cho phù hợp với thực tế hiện nay.
– Về Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá đã bổ sung mặt hàng thức ăn chăn nuôi và đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng điện, muối ăn và đường ăn. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá gồm 9 mặt hàng quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Luật.
– Tại Điều 19 đã quy định rõ hơn về các biện pháp bình ổn giá, quy trình triển khai đảm bảo thuận lợi, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, trong trường hợp phát sinh tình huống đặc biệt như tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, dịch bệnh, thiên tai, tại Điều 20 của Luật cũng đã bổ sung cơ chế triển khai bình ổn giá ngay đối với các hàng hóa, dịch vụ ngoài danh mục. Quy định này nhằm tạo sự linh hoạt cho việc triển khai bình ổn giá trong các tình trạng cấp bách, cần triển khai gấp, kịp thời.
Bốn là, việc hiệp thương giá được xác định là cơ chế thỏa thuận về giá hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và có vai trò trung gian, trọng tài của Nhà nước.
Luật đã quy định rõ nguyên tắc áp dụng để đảm bảo hài hòa quyền, lợi ích của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; đồng thời quy định rõ phạm vi áp dụng kết quả hiệp thương để tránh các trường hợp áp dụng không phù hợp.
Năm là, về biện pháp kê khai giá được sửa đổi để quy định rõ là một hình thức tiếp nhận thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ để phục vụ công tác tổng hợp, phân tích, dự báo của các cơ quan Nhà nước.
Một trong các điểm mới quan trọng tại Luật Giá 2023 là đã quy định việc kê khai được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện sau khi quyết định giá (so với hiện hành là phải kê khai trước khi quyết định giá) nhằm tạo thuận lợi cho thực tiễn triển khai tại đơn vị.
Bên cạnh đó, với vai trò là một hình thức công khai về giá nhằm tăng cường tính minh bạch trong mua, bán trên thị trường, các quy định về niêm yết giá cũng được Luật hóa nhằm tăng tính pháp lý cho việc tổ chức thực hiện.
Sáu là, công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường đã được thể chế hóa cụ thể tại 01 chương của Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai nhiệm vụ.
Các hoạt động về tổng hợp thông tin giá cả thị trường, phân tích, đánh giá và dự báo kịp thời sẽ đảm bảo phục vụ tốt cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát trong các thời kỳ.
Bảy là, củng cố kiện toàn hoạt động thẩm định giá, sửa đổi hoàn thiện cơ sở pháp lý để thúc đẩy phát triền đồng thời nâng cao hoạt động, cụ thể:
– Tại Luật giá 2023 đã khẳng định rõ tính chất của hoạt động thẩm định giá là hoạt động tư vấn, “bán lời khuyên” về giá trị tài sản thẩm định giá, không có ý nghĩa quyết định trong việc định giá tài sản; việc quyết định giá tài sản vẫn do chủ sở hữu theo đúng quy định tại Bộ Luật dân sự. Mặt khác, Luật cũng đã quy định rõ nghĩa vụ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về đạo đức, chuyên môn tại Chuẩn mực Thẩm định giá Việt Nam của thẩm định viên và doanh nghiệp thẩm định giá trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn của mình, trường hợp có sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các quy định này nhằm hướng đến quyền đi đôi với trách nhiệm, cũng như nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá.
– Củng cố, hoàn thiện các điều kiện về thi, cấp thẻ thẩm định viên về giá, hành nghề thẩm định giá để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy ngành nghề phát triển.
– Về điều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, hạn chế các sai phạm trong quá trình thực hiện.
– Đã quy đều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, hạn chế các sai phạm trong qu động sản và các hàng hóa, dịch vụ thông thường) và thẩm định giá doanh nghiệp (doanh nghiệp, tài sản tài chính,…), điều này góp phần nâng cao chất lượng thẩm định viên theo lĩnh vực chuyên môn sâu, cũng như tiết kiệm nguồn lực xã hội trong học tập, bồi dưỡng kiến thức và thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
Tám là, tăng cưđều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp lung vng cưđều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp v
Theo đó, đã quy định 01 Chương về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá. Qua đó, tăng cường cơ sở pháp lý cho khâu giám sát, hậu kiểm việc chấp hành của các tổ chức, cá nhân trong tuân thủ quy định của pháp luật về giá.
Để đảm bảo các nội dung của Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả, Bộ Tài chính đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan để khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau: Ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Giá 2023; Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định tại Luật Giá; Tổ chức quán triệt việc thực hiện, phổ biến, tập huấn Luật Giá 2023 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết./.
Nguyễn Thùy Nhung
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Nguồn: pbgdpl.gov.vn
Lượt xem: 142