Ngày 22/6/2023, tài Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 với tỷ lệ biểu quyết đạt tỉ lệ 94,74% (Luật Giao dịch điện tử 2023). Luật Giao dịch điện tử 2023 gồm 8 chương, 53 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, thay thế Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử 2005 là rất cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhằm chủ động, ưu tiên, khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử; phát triển giao dịch điện tử toàn diện bằng các chính sách giúp tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch điện tử thuận tiện, an toàn và tin cậy hơn.
Luật Giao dịch điện tử 2023 kế thừa có sửa đổi, bổ sung 33 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Giao dịch điện tử 2005, với những điểm mới cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh (Điều 1): Luật Giao dịch điện tử 2023 Luật Giao dịch điện tử giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số. Luật này quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử. Luật này không quy định về nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch. Trường hợp luật khác quy định hoặc không quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật này. Trường hợp luật khác quy định không được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Thứ hai, về khái niệm (Điều 3) luật mới đã kế thừa, sửa đổi, bổ sung khái niệm “chữ ký điện tử”, “chữ ký số”, “dấu thời gian”, “hợp đồng điện tử”, “dữ liệu số”, “dữ liệu chủ”, “môi trường điện tử”, “chứng thư điện tử”, “dịch vụ chứng thực chữ ký số”, “người trung gian”…
Thứ ba, về hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử (Điều 6): Luật quy định chi cụ thể hơn những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ luật.
Thứ tư, về thông điệp dữ liệu (Chương II): Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc, thông điệp dữ liệu có giá trị dùng làm chứng cứ tạo căn cứ pháp lý cho việc triển khai trên thực tế.
Việc đưa ra khái niệm chứng thư điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý cho hình thức này là một bước đột phá lớn để thúc đẩy các hoạt động giao dịch điện tử trong các ngành, lĩnh vực và xã hội.
Thứ năm, về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy (Chương III):
(i) Luật Giao dịch điện tử cơ bản không thay đổi về nguyên tắc, chỉ khái quát hóa, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số. Đồng thời, bổ sung quy định về các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử mà không phải chữ ký điện tử để phù hợp với thực hiện triển khai.
(ii) Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài; chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế (Điều 26, Điều 27): Một trong những điều kiện quan trọng được quy định là chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài phải cập nhật trạng thái của chứng thư điện tử nước ngoài vào hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
(iii) Dịch vụ tin cậy (mục 2): Đây là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm: dịch vụ cấp dấu thời gian; dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu; dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Thời hạn của giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy là 10 năm. Chính phủ quy định chi tiết hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy, điều kiện kinh doanh và quy trình, thủ tục cấp giấy phép.
Thứ sáu, về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử (Chương IV): Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Luật quy định giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Thứ bảy, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước (Chương V): giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước gồm: Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước; Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau; Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Dữ liệu mở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ.
Luật quy định cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu. Quy định này bước đầu tháo gỡ khó khăn về việc sử dụng kinh phí sự nghiệp cho công tác duy trì, vận hành hệ thống thông tin gồm thuê tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu.
Thứ tám, về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử (Chương VI): So với Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Giao dịch điện tử mới đã bổ sung quy định cụ thể các loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; tài khoản giao dịch điện tử; trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử đặc biệt là với các nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử có quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam lớn và rất lớn; trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kinh nghiệm một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng áp dụng chính sách quản lý này để bảo đảm an toàn trong giao dịch trên môi trường điện tử.
Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024. Để bảo đảm các nội dung của Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả, Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ:
– Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5.
– Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử.
– Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật.
– Tổ chức quán triệt việc thực hiện, phổ biến Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật.
– Rà soát, bổ sung, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm có đủ năng lực triển khai tổ chức thi hành Luật Giao dịch điện tử./.
Luật Giao dịch điện tử 2023 kế thừa có sửa đổi, bổ sung 33 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Giao dịch điện tử 2005, với những điểm mới cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh (Điều 1): Luật Giao dịch điện tử 2023 Luật Giao dịch điện tử giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số. Luật này quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử. Luật này không quy định về nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch. Trường hợp luật khác quy định hoặc không quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật này. Trường hợp luật khác quy định không được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Thứ hai, về khái niệm (Điều 3) luật mới đã kế thừa, sửa đổi, bổ sung khái niệm “chữ ký điện tử”, “chữ ký số”, “dấu thời gian”, “hợp đồng điện tử”, “dữ liệu số”, “dữ liệu chủ”, “môi trường điện tử”, “chứng thư điện tử”, “dịch vụ chứng thực chữ ký số”, “người trung gian”…
Thứ ba, về hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử (Điều 6): Luật quy định chi cụ thể hơn những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ luật.
Thứ tư, về thông điệp dữ liệu (Chương II): Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc, thông điệp dữ liệu có giá trị dùng làm chứng cứ tạo căn cứ pháp lý cho việc triển khai trên thực tế.
Việc đưa ra khái niệm chứng thư điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý cho hình thức này là một bước đột phá lớn để thúc đẩy các hoạt động giao dịch điện tử trong các ngành, lĩnh vực và xã hội.
Thứ năm, về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy (Chương III):
(i) Luật Giao dịch điện tử cơ bản không thay đổi về nguyên tắc, chỉ khái quát hóa, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số. Đồng thời, bổ sung quy định về các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử mà không phải chữ ký điện tử để phù hợp với thực hiện triển khai.
(ii) Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài; chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế (Điều 26, Điều 27): Một trong những điều kiện quan trọng được quy định là chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài phải cập nhật trạng thái của chứng thư điện tử nước ngoài vào hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
(iii) Dịch vụ tin cậy (mục 2): Đây là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm: dịch vụ cấp dấu thời gian; dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu; dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Thời hạn của giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy là 10 năm. Chính phủ quy định chi tiết hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy, điều kiện kinh doanh và quy trình, thủ tục cấp giấy phép.
Thứ sáu, về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử (Chương IV): Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Luật quy định giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Thứ bảy, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước (Chương V): giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước gồm: Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước; Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau; Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Dữ liệu mở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ.
Luật quy định cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu. Quy định này bước đầu tháo gỡ khó khăn về việc sử dụng kinh phí sự nghiệp cho công tác duy trì, vận hành hệ thống thông tin gồm thuê tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu.
Thứ tám, về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử (Chương VI): So với Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Giao dịch điện tử mới đã bổ sung quy định cụ thể các loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; tài khoản giao dịch điện tử; trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử đặc biệt là với các nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử có quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam lớn và rất lớn; trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kinh nghiệm một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng áp dụng chính sách quản lý này để bảo đảm an toàn trong giao dịch trên môi trường điện tử.
Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024. Để bảo đảm các nội dung của Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả, Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ:
– Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5.
– Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử.
– Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật.
– Tổ chức quán triệt việc thực hiện, phổ biến Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật.
– Rà soát, bổ sung, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm có đủ năng lực triển khai tổ chức thi hành Luật Giao dịch điện tử./.
Đỗ Thị Nhẫn
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Lượt xem: 173