Xác định đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức đoàn, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh tập trung xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong thanh niên. Qua phong trào, xuất hiện nhiều nhiều mô hình lập nghiệp mới, hiệu quả, khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ trên mặt trận phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Trong năm 2023 Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Trà Vinh tập trung chỉ đạo tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên tham gia phát triển kinh tế, trong đó tập trung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã…, Đến nay, toàn tỉnh có 52 tổ hợp tác, 13 Hợp tác xã, 13 Câu lạc bộ Phát triển kinh tế, 72 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ hoạt động hiệu quả, có 1.847 đoàn viên tham gia, ngoài ra có hơn 851 thanh niên làm thành viên trong các tổ hợp tác, hợp tác xã, các câu lạc bộ, mô hình phát triển kinh tế tại địa phương. Năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục duy trì hiệu quả 06 mô hình phát triển kinh tế tập thể trong thanh niên, trong đó có 03 hợp tác xã, 03 mô hình tổ hợp tác thanh niên.
1. Hợp tác xã Nông nghiệp – Thủy sản Trường Long Hòa (Thị xã Duyên Hải) Hợp tác xã được thành lập năm 2020, với vốn điều lệ là 155 triệu đồng, có 31 thành viên tham gia. Hợp tác xã kinh doanh với các ngành nghề như: Trồng trọt luân canh cây hoa màu; cung cấp cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; thu mua nông sản, tìm đầu ra cho sản phẩm; nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2023, hợp tác xã tiếp tục được duy trì với vốn điều lệ là 850 triệu đồng. Trong năm hợp tác xã cung cấp hơn 400kg giống hành củ; xây dựng 04 nhà màng (03 nhà màng trồng dưa lưới và 01 nhà màng ươm giống) xuống giống 03 vụ dưa lê và dưa lưới, thu hoạch được 02 vụ, mỗi vụ thu được 2,5 tấn/ha, lợi nhuận sau khi tổng kết mỗi nhà màng trừ chi phí thu lại lợi nhuận gần 50 triệu/01 nhà màng. Ngoài ra hợp tác xã còn phối hợp với UBDN xã Trường Long Hòa tập huấn nói chuyện chuyên đề về chăm sóc, xử lý dịch bệnh trên cây trồng, các kiến thức bảo vệ môi trường thu gơm xử lý chất thải nông nghiệp, có trên 35 ĐVTV, người dân tham dự. Hợp tác xã góp phẩn giải quyết việc làm cho 10 người dân lao động tại địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Năm 2023, Tỉnh đoàn phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân số vốn 500 triệu cho 10 thành viên trong HTX để đầu tư trong hoạt động sản xuất.
(Mô hình “trồng dưa lưới trong nhà màng” – HTX Nông nghiệp Trường Long Hòa)
2. Hợp tác xã Nông nghiệp Long Hiệp – huyện Trà Cú: Hợp tác xã được thành lập năm 2018 cho ra sản phẩm gạo“Hạt Ngọc Rồng”, có 51 thành viên ban đầu và số vốn điều lệ 700 triệu đồng. Đến năm 2023, hợp tác xã đã kết nạp được 72 thành viên với số vốn điều lệ tăng lên 2,7 tỷ đồng. Đây là mô hình hợp tác xã kiểu mới, khởi nghiệp theo hướng lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đây cũng là một trong những sản phẩm được sản xuất theo quy trình hữu cơ được ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh công nhận đạt chuẩn 04 sao, là sản phẩm chủ lực được chứng nhận OCOP. Hiện tại nhãn hiệu gạo “Hạt ngọc rồng” đã đăng ký với cục sở hữu trí tuệ Bộ khoa học công nghệ nhãn hiệu để tiến tới xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Trà Vinh. Trong năm 2023, mô hình cho ra năng suất đạt 5,8 tấn/ha, lợi nhuận thu lại gần 540 triệu đồng, Mỗi năm Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã mang lại gần 30 tỷ đồng. Hợp tác xã hiện tạo việc làm cho hơn 130 lao động là thanh niên, người dân nông thôn tại địa phương, ngoài ra HTX tham gia liên kết, hổ trợ, đồng hành cùng UBND xã xóa đói giảm nghèo cho 3 hộ tại địa phương, góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên tại địa phương, hổ trợ hoàn thành tiêu chí 13 nông thôn mới. Trong năm 2023, Tình đoàn tổ chức và tạo điều kiện cho các thành viên đại diện HTX tham gia các hoạt động học tập kinh nghiệm tại tỉnh Long An để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất, giới thiệu đại diện hợp tác xã Nông nghiệp Long hiệp được nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ XVIII năm 2023, được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng, và giới thiệu tham gia các giang hàng trưng bày sản phẩm Gạo trong và ngoài tỉnh.
(Hợp tác xã Nông nghiệp Long Hiệp – huyện Trà Cú)
(3) Hợp tác xã Sinh viên Trường Đại học Trà Vinh: Hợp tác xã Sinh viên Trường Đại học Trà Vinh được thành lập vào tháng 6/2018, có 537 thành viên, tham gia góp vốn góp (cổ phần) với mỗi cổ phần là 200.000 đồng, tổng vốn góp là 111.600.000 đồng. Đến năm 2023 số thành viên là 542 thành viên, tổng vốn góp 123.540.000 đồng, tổng tài sản là: 282.826.429 đồng, tổng vốn góp của thành viên liên kết là 190.000.000đ. Hợp tác xã sinh viên sản xuất kinh doanh với các dịch vụ như: Dịch vụ vệ sinh công nghiệp; Dịch vụ giữ xe; Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch (Dịch vụ liên kết tiêu thụ sản phẩm do sinh viên của trường sản xuất và chế biến); Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp loại khác (Coop store – Cửa hàng kinh doanh tổng hợp); Hoạt động thiết kế chuyên dụng (Trang trí điện thoại); Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh (bán lẻ điện thoại, linh kiện, phụ kiện điện thoại); Dịch vụ chuyển phát nhanh; Cho thuê xe động cơ (dịch vụ cho thuê xe du lịch), Ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh, HTX sinh viên Trường Đại học Trà Vinh còn chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao năng lực của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, nhân viên và thành viên của HTX. Đồng thời, tham gia một số hoạt động hỗ trợ, vì mục đích cộng đồng. Trong năm 2023, Doanh thu của HTX Sinh viên mang lại khoảng 1,2 tỷ đồng. Để tạo điều kiện cho hợp tác xã Sinh viên được phát huy hiệu quả các hoạt động, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn triển khai các hoạt động hỗ trợ HTX trong việc triển khai ứng dụng công nghệ số, vận hành và duy trì bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; tham gia lớp tập huấn đào tạo cán bộ, quản lý HTX.
(HTX Sinh viên – Trường Đại học Trà Vinh)
(4) Mô hình nuôi vọp thương phẩm (tại ấp Bà Nhì, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải): Đây là mô hình được thành lập năm 2017 có 11 thành viên tham gia với tổng số vốn 550 triệu đồng. Số lượng giống ban đầu: 3.000.000/con. Trong năm 2023, mô hình đã thu hoạch được 01 lần/năm trừ các khoản chi phí trung bình mỗi hộ thu về 45 triệu đồng/hộ. Sau thời gian từ 10 – 12 tháng thả nuôi, Vọp sẽ đạt kích cỡ 10 – 12 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Sau 18 tháng thả nuôi, các hộ thu hoạch đạt 14 con/kg giá bán ra 25.000đ/kg. trừ các khoản chi phí thu về 55 triệu đồng tiền lãi. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân số tiền 25.000.000đ từ nguồn vốn giải quyết việc làm để hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên duy trì và mở rộng quy mô thực hiện mô hình trong những năm tiếp theo.
(Mô hình nuôi vọp thương phẩm – THT Thanh niên tại ấp Bà Nhì, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải)
5) Mô hình nuôi lươn không bùn (tại xã An Quãng Hữu, huyện Trà Cú): Đây là mô hình phát triển kinh tế đang được nhiều người dân áp dụng vì không yêu cầu diện tích lớn, kỹ thuật lại đơn giản, sản phẩm đã và đang được mở rộng tiêu thụ ở thị trường ngoài nước, nắm bắt được lợi thế đó, đoàn viên, niên của CLB thanh niên khởi nghiệp đã đầu tư, phát triển mô hình vào năm 2019 với 6 thành viên tham gia với số lượng con giống đầu tư ban đầu là 5.000 con. Trong năm 2023 mô hình thu hoạch được 10.000 con lươn thương phẩm và 50.000 con giống với giá bán(100.000đ/kg lươn thương phẩm, 5.000đ/1 con lươn giống, sau khi trừ chi phí mô hình thu lãi hơn 120 triệu/năm. Trong năm 2023 Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân số tiền 25.000.000đ từ nguồn vốn giải quyết việc làm để hỗ trợ CLB tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô thực hiện mô hình.
(Mô hình nuôi lươn không bùn -THT Thanh niên xã An Quãng Hữu, huyện Trà Cú)
(6) Mô hình nuôi dê (tại xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành): Xác định đây là một trong những mô hình chăn nuôi với chi phí đầu tư ban đầu thấp và nhanh thu hồi vốn, nguồn thức ăn dễ tìm, đoàn viên, thanh niên đã quyết định thành lập và duy trì mô hình nuôi dê, mô hình có 18 thành viên tham gia, hiện tại mô hình có hơn 189 con giống, với giá bán từ 90.000đ đến 100.000đ/kg. Trong năm, mô hình đã mang lại lợi nhuận khoảng 32 triệu/1 vụ. Mô hình hiện đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đoàn viên, thanh niên, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Trong năm Tỉnh đoàn đã phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân số tiền 22.000.000đ từ nguồn vốn giải quyết việc làm để hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên duy trì và mở rộng quy mô thực hiện mô hình.
(Mô hình nuôi dê – THT Thanh niên tại xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành)
Để duy trì hiệu quả hoạt động của các mô hình khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp phát triển kinh tế gia đình của đoàn viên, thanh niên, Tỉnh đoàn đã và đang tích cực thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ, nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình ngày một hiệu quả, sản xuất – kinh doanh có nhiều tiến bộ, tạo việc làm cho đoàn viên, thanh niên có thu nhập ổn định. , Trong 09 tháng đầu năm Tỉnh đoàn đã gửi danh sách 313 đoàn viên, thanh niên có nhu cầu cần vốn vay với số tiền 11 tỷ 980 triệu đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thẩm định hồ sơ để giải ngân nguồn vốn vay (hiện tại đang trong quá trình giải ngân), đồng thời trong 3 tháng cuối năm Tỉnh đoàn lập danh sách và tiếp tục phối hợp Ngân hàng CSXH tỉnh thẩm định cho 402 đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vốn với số tiền 16 tỷ đồng góp phần giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; Tổ chức 6 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đoàn viên, thanh niên, người dân trong đó, hỗ trợ người dân về kỹ thuật nuôi bò sinh sản, cách phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi…
Thông qua hoạt động đã góp phần xây dựng tổ chức và phong trào Đoàn, Hội tại địa phương ngày càng vững mạnh, để phong trào thanh niên khởi nghiệp ngày càng phát triển và lan tỏa.
TT: Diễm My – Ban Phong trào