Sáng 11/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ biên tập góp ý Dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban soạn thảo Đề án và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc đồng chủ trì cuộc họp.
Sáng 11/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ biên tập góp ý Dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban soạn thảo Đề án và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc đồng chủ trì cuộc họp.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh nêu rõ, Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2025-2030” (sau đây gọi là Đề án) nhằm triển khai nhiệm vụ của Bộ, ngành tư pháp trong triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đồng thời thực hiện Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL”. Để tiếp tục hoàn thiện Đề án, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu tham dự sẽ trao đổi, đóng góp ý kiến cụ thể, chi tiết để hoàn thiện các nội dung của Đề án.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tại cuộc họp.
Trình bày báo cáo tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục PBGDPL Phan Hồng Nguyên cho biết, Đề án hướng đến mục tiêu tổng quát sự thay đổi căn bản về phương thức PBGDPL cho người dân và doanh nghiệp, chuyển từ cách làm truyền thống sang thực hiện trên môi trường số, bảo đảm thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, kịp thời, thuận tiện; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL; đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu tại cuộc họp.
Theo đó, Đề án chuyển đổi số trong PBGDPL tập trung vào 09 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong công tác PBGDPL bằng các hình thức phù hợp; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; hỗ trợ một số địa phương thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong công tác PBGDPL.
Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Phan Hồng Nguyên phát biểu tại cuộc họp.
Đối với nhóm nhiệm vụ chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, Đề án tập trung xây dựng một số ứng dụng phục vụ quản lý nhà nước về PBGDPL; triển khai các khóa học trực tuyến mở đại trà để tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cho cán bộ, công chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và người dân, doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện các cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý nhà nước về công tác PBGDPL trên cơ sở kết quả Dự án đầu tư công trung hạn về xây dựng hệ thống thông tin về PBGDPL bảo đảm đầy đủ, thuận tiện trong khai thác, sử dụng; chuẩn hoá, xây dựng, cập nhật kho dữ liệu dùng chung về PBGDPL; triển khai các giải pháp để nâng cấp, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Bộ Pháp điển điện tử đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng thông tin pháp luật của người dân, doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại cuộc họp.
Góp ý tại cuộc họp, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác thể chế, ông Nguyễn Tuấn Anh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị ưu tiên nhiệm vụ hoàn thiện thể chế nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác PBGDPL bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi cần triển khai trong giai đoạn đầu tiên; đồng thời, rà soát bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong các luật liên quan.
Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an phát biểu tại cuộc họp.
Tại cuộc họp, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an đề xuất đưa việc kết nối, sử dụng VneID vào để thực hiện công tác PBGDPL; đồng thời, các phần mềm, hệ thống được xây dựng phục vụ công tác chuyển đổi số trong PBGDPL nên sử dụng hạ tầng chung của Trung tâm dữ liệu quốc gia đảm bảo thống nhất với các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, ông Hoàng Văn Dũng đề nghị Ban soạn thảo, Tổ biên tập làm rõ hơn về 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó cần quy định rõ thời gian, trách nhiệm của từng bộ, ngành trong công tác phối hợp và triển khai các nhiệm vụ được giao.
Cùng với đó, bà Phạm Thuý Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đề nghị Ban soạn thảo, Tổ biên tập rà soát lại các mục tiêu, xem xét lại tính khả thi của một số mục tiêu. Bà Nguyễn Thị Hạnh cho rằng các mục tiêu cần phải khái quát, tổng quát hơn; xác định mục tiêu trọng tâm, trọng điểm là xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu trên một nền tảng ứng dụng, một ứng dụng hoặc một hệ thống nhất định để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận các thông tin. Liên quan đến thể chế, Bà Nguyễn Thị Hạnh cho rằng cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến PBGDPL nhằm tạo ra hệ thống pháp luật thống nhất, tránh sự chồng chéo.
Cùng với đó, bà Phạm Thuý Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đề nghị Ban soạn thảo, Tổ biên tập rà soát lại các mục tiêu, xem xét lại tính khả thi của một số mục tiêu. Bà Nguyễn Thị Hạnh cho rằng các mục tiêu cần phải khái quát, tổng quát hơn; xác định mục tiêu trọng tâm, trọng điểm là xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu trên một nền tảng ứng dụng, một ứng dụng hoặc một hệ thống nhất định để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận các thông tin. Liên quan đến thể chế, Bà Nguyễn Thị Hạnh cho rằng cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến PBGDPL nhằm tạo ra hệ thống pháp luật thống nhất, tránh sự chồng chéo.
Một số đại biểu phát biểu tại cuộc họp.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập góp ý các nội dung cụ thể về tập trung nâng cao kiến thức về kiến thức số cho người dân; cần có sản phẩm cụ thể hướng đến người thụ hưởng; xác định đội ngũ báo chí, đề án truyền thông cho từng giai đoạn xây dựng, triển khai đề án; xây dựng, kết nối hệ thống, công nghệ AI giữa các Bộ, ngành để dễ dàng thực hiện công tác PBGDPL…
Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc cảm ơn các ý kiến đóng góp chất lượng, tâm huyết của các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ biên tập đối với dự thảo Đề án. Cục PBGDPL sẽ nghiên cứu, tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Đề án đảm bảo tính thực chất gắn với thực tiễn và khả thi trong thời gian tới, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự dồng hành của các đại biểu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ bảo đảm chất lượng, góp phần thay đổi công tác PBGDPL trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc cảm ơn các ý kiến đóng góp chất lượng, tâm huyết của các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ biên tập đối với dự thảo Đề án. Cục PBGDPL sẽ nghiên cứu, tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Đề án đảm bảo tính thực chất gắn với thực tiễn và khả thi trong thời gian tới, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự dồng hành của các đại biểu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ bảo đảm chất lượng, góp phần thay đổi công tác PBGDPL trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay.
Nguồn: N.H – Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
Lượt xem: 96