Ngày 29/11/2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký Thông tư số 22/2022/TT-BTTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện”. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2023. Thông tư số 21/2014/TT-BTTTT ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện” hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Về lộ trình áp dụng, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, các thiết bị đầu cuối thiết bị thông tin vô tuyến điện (thuộc phạm vi điều chỉnh trong QCVN 18:2022/BTTTT) nhập khẩu và sản xuất trong nước phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN 18:2022/BTTTT. Về phạm vi điều chỉnh, Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị vô tuyến và phụ trợ liên quan, không bao gồm thiết bị thu quảng bá. Các thông số kỹ thuật liên quan đến cổng ăng ten của thiết bị vô tuyến và phát xạ bức xạ từ cổng vỏ của thiết bị vô tuyến và tổ hợp của thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này. Cách bố trí đo kiểm EMC và phương pháp đánh giá kết quả đo kiểm riêng thích hợp cho từng loại thiết bị vô tuyến được quy định trong các phần Điều kiện riêng liên quan tại các phần của bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489. Trong trường hợp khác biệt (ví dụ về điều kiện riêng, định nghĩa, chữ viết tắt) giữa Quy chuẩn này và các quy định trong Điều kiện riêng liên quan tại các phần của bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489 thì áp dụng phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489. Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quy định điều kiện riêng cho thiết bị/dịch vụ vô tuyến cụ thể, ví dụ trong trường hợp khởi tạo mới một dịch vụ vô tuyến hoặc một ứng dụng cụ thể, thì có thể sử dụng Quy chuẩn này cùng với thông tin riêng của thiết bị vô tuyến do nhà sản xuất cung cấp để kiểm tra các yêu cầu EMC như đã nêu ra trong Quy chuẩn này.
Về đối tượng áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy chuẩn quy định một số khái niệm cụ thể, bao gồm: (i) Thiết bị phụ trợ (ancillary equipment) là thiết bị được sử dụng trong kết nối với máy thu hoặc máy phát; (ii) Cổng ăng ten (antenna port) là Cổng để kết nối một ăng ten phát và/hoặc thu năng lượng RF bức xạ; (iii) Thiết bị liên quan (associated equipment) là thiết bị cần thiết để thực hiện và/hoặc giám sát hoạt động của EUT; (iv) Thiết bị trạm gốc (base station equipment) là thiết bị vô tuyến và/hoặc phụ trợ dùng tại một vị trí cố định và được cấp điện trực tiếp hoặc gián tiếp (tức là qua nguồn điện lưới hoặc bộ biến đổi điện AC/DC) bởi mạng điện lưới hoặc mạng điện DC cục bộ; (v) Thiết bị thu quảng bá (broadcast receivers) là thiết bị chứa bộ điều hưởng dùng để thu dịch vụ quảng bá; (vi) Kết nối có điều kiện (conditional connection) là kết nối thiết bị yêu cầu trở kháng nguồn cung cấp của người dùng tại điểm giao diện thấp hơn trở kháng Zref để phát xạ của thiết bị tuân thủ các giới hạn trong IEC 61000-3-11; (vii) Hiện tượng liên tục (Nhiễu liên tục) (continuous phenomena) là nhiễu điện từ mà tác động của nó lên thiết bị hoặc trang thiết bị cụ thể không thể xếp vào một số các hiệu ứng đã biết; (viii) Cổng vỏ (enclosure port) là tanh giới vật lý của thiết bị mà trường điện từ có thể bức xạ và gây ảnh hưởng; (ix) Băng tần loại trừ (exclusion band) là (các) dải tần số không bị kiểm tra hoặc đánh giá; (x) Sử dụng cố định (fixed-use) là sử dụng thiết bị ở một vị trí cố định thường xuyên hoặc tại vị trí kết nối tới bộ chuyển đổi nguồn điện xoay chiều dựa trên các nền tảng tạm thời; (xi) Ăng ten liền (integral antenna) là ăng ten được thiết kế để kết nối vĩnh viễn với thiết bị và được coi là một phần của cổng kết nối…
Quy chuẩn gồm 02 quy định kỹ thuật. Thứ nhất là phát xạ EMC (gồm khả năng áp dụng các phép đo phát xạ; Cấu hình đo (Thực hiện phép đo phát xạ dẫn cho tất cả các thiết bị vô tuyến có các kết nối hữu tuyến); Phát xạ từ cổng vỏ (Phép đo này chỉ áp dụng đối với cổng vỏ của thiết bị phụ trợ không gắn liền trong thiết bị vô tuyến và được đánh giá độc lập với thiết bị vô tuyết liên quan của nó. Thực hiện phép đo trên cấu hình đại diện cho thiết bị phụ trợ); Phát xạ từ các cổng vào/ra nguồn điện DC (Phép đo này chỉ áp dụng cho thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ để sử dụng cố định nhằm kết nối với mạng điện DC lân cận hoặc nối đến ắc quy trong với cáp kết nối có chiều dài hơn 3 m. Nếu cáp nguồn DC của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ ngắn hơn hoặc bằng 3 m, dùng để đấu nối trực tiếp tới bộ nguồn cung cấp điện AC/DC riêng thì phải thực hiện phép đo trên cổng đầu vào nguồn điện AC của bộ cung cấp nguồn như quy định trong 2.1.5. Nếu cáp nguồn DC này dài hơn 3 m thì phải thực hiện thêm phép đo trên cổng nguồn DC của thiết bị vô tuyến di động và/hoặc thiết bị phụ trợ. Nếu cáp nguồn DC giữa thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ và bộ biến đổi nguồn DC/DC riêng ngắn hơn hoặc bằng 3 m thì phép đo có thể được giới hạn trên cổng đầu vào nguồn DC của bộ biến đổi nguồn này. Nếu cáp nguồn DC dài hơn 3 m thì phép đo phải được thực hiện thêm trên cổng nguồn DC của thiết bị vô tuyến di động và/hoặc thiết bị phụ trợ. Phải thực hiện phép đo này trên cấu hình đại diện của thiết bị vô tuyến, thiết bị phụ trợ liên quan hoặc cấu hình đại diện của tổ hợp thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ. Phép đo này nhằm đánh giá mức tạp âm điện nội xuất hiện trên các cổng đầu vào/đầu ra nguồn điện DC; Phát xạ từ cổng vào/ra nguồn điện AC; Phát xạ dòng hài (cổng vào nguồn điện lưới AC); Nhấp nháy và biến động điện áp (cổng đầu vào nguồn điện lưới AC); Phát xạ từ cổng mạng hữu tuyến. Quy định kỹ thuật thứ hai là miễn nhiễm, gồm Khả năng áp dụng các phép thử miễn nhiễm; Cấu hình thử; Miễn nhiễm trong trường điện từ tần số vô tuyến (80 MHz đến 6 000 MHz); Miễn nhiễm đối với phóng tĩnh điện; Miễn nhiễm đối với đột biến nhanh, chế độ chung; Miễn nhiễm đối với tần số vô tuyến, chế độ chung; Miễn nhiễm đối với đột biến, quá áp trong môi trường phương tiện vận tải; Miễn nhiễm đối với sụt áp và gián đoạn điện áp; Miễn nhiễm đối với quá áp.
Đối với các quy định về quản lý, theo Quy chuẩn, Các thiết bị vô tuyến và phụ trợ liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này. Trong trường hợp thiết bị vô tuyến có quy chuẩn kỹ thuật riêng thì bất kỳ chỉ tiêu kỹ thuật nào liên quan đến cổng ăng ten và cổng vỏ thiết bị trong quy chuẩn kỹ thuật đó được ưu tiên áp dụng so với các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng trong Quy chuẩn này. Các chỉ tiêu kỹ thuật còn lại của Quy chuẩn này vẫn phải được áp dụng để đánh giá tính tuân thủ EMC của thiết bị.
Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
Về đối tượng áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy chuẩn quy định một số khái niệm cụ thể, bao gồm: (i) Thiết bị phụ trợ (ancillary equipment) là thiết bị được sử dụng trong kết nối với máy thu hoặc máy phát; (ii) Cổng ăng ten (antenna port) là Cổng để kết nối một ăng ten phát và/hoặc thu năng lượng RF bức xạ; (iii) Thiết bị liên quan (associated equipment) là thiết bị cần thiết để thực hiện và/hoặc giám sát hoạt động của EUT; (iv) Thiết bị trạm gốc (base station equipment) là thiết bị vô tuyến và/hoặc phụ trợ dùng tại một vị trí cố định và được cấp điện trực tiếp hoặc gián tiếp (tức là qua nguồn điện lưới hoặc bộ biến đổi điện AC/DC) bởi mạng điện lưới hoặc mạng điện DC cục bộ; (v) Thiết bị thu quảng bá (broadcast receivers) là thiết bị chứa bộ điều hưởng dùng để thu dịch vụ quảng bá; (vi) Kết nối có điều kiện (conditional connection) là kết nối thiết bị yêu cầu trở kháng nguồn cung cấp của người dùng tại điểm giao diện thấp hơn trở kháng Zref để phát xạ của thiết bị tuân thủ các giới hạn trong IEC 61000-3-11; (vii) Hiện tượng liên tục (Nhiễu liên tục) (continuous phenomena) là nhiễu điện từ mà tác động của nó lên thiết bị hoặc trang thiết bị cụ thể không thể xếp vào một số các hiệu ứng đã biết; (viii) Cổng vỏ (enclosure port) là tanh giới vật lý của thiết bị mà trường điện từ có thể bức xạ và gây ảnh hưởng; (ix) Băng tần loại trừ (exclusion band) là (các) dải tần số không bị kiểm tra hoặc đánh giá; (x) Sử dụng cố định (fixed-use) là sử dụng thiết bị ở một vị trí cố định thường xuyên hoặc tại vị trí kết nối tới bộ chuyển đổi nguồn điện xoay chiều dựa trên các nền tảng tạm thời; (xi) Ăng ten liền (integral antenna) là ăng ten được thiết kế để kết nối vĩnh viễn với thiết bị và được coi là một phần của cổng kết nối…
Quy chuẩn gồm 02 quy định kỹ thuật. Thứ nhất là phát xạ EMC (gồm khả năng áp dụng các phép đo phát xạ; Cấu hình đo (Thực hiện phép đo phát xạ dẫn cho tất cả các thiết bị vô tuyến có các kết nối hữu tuyến); Phát xạ từ cổng vỏ (Phép đo này chỉ áp dụng đối với cổng vỏ của thiết bị phụ trợ không gắn liền trong thiết bị vô tuyến và được đánh giá độc lập với thiết bị vô tuyết liên quan của nó. Thực hiện phép đo trên cấu hình đại diện cho thiết bị phụ trợ); Phát xạ từ các cổng vào/ra nguồn điện DC (Phép đo này chỉ áp dụng cho thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ để sử dụng cố định nhằm kết nối với mạng điện DC lân cận hoặc nối đến ắc quy trong với cáp kết nối có chiều dài hơn 3 m. Nếu cáp nguồn DC của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ ngắn hơn hoặc bằng 3 m, dùng để đấu nối trực tiếp tới bộ nguồn cung cấp điện AC/DC riêng thì phải thực hiện phép đo trên cổng đầu vào nguồn điện AC của bộ cung cấp nguồn như quy định trong 2.1.5. Nếu cáp nguồn DC này dài hơn 3 m thì phải thực hiện thêm phép đo trên cổng nguồn DC của thiết bị vô tuyến di động và/hoặc thiết bị phụ trợ. Nếu cáp nguồn DC giữa thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ và bộ biến đổi nguồn DC/DC riêng ngắn hơn hoặc bằng 3 m thì phép đo có thể được giới hạn trên cổng đầu vào nguồn DC của bộ biến đổi nguồn này. Nếu cáp nguồn DC dài hơn 3 m thì phép đo phải được thực hiện thêm trên cổng nguồn DC của thiết bị vô tuyến di động và/hoặc thiết bị phụ trợ. Phải thực hiện phép đo này trên cấu hình đại diện của thiết bị vô tuyến, thiết bị phụ trợ liên quan hoặc cấu hình đại diện của tổ hợp thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ trợ. Phép đo này nhằm đánh giá mức tạp âm điện nội xuất hiện trên các cổng đầu vào/đầu ra nguồn điện DC; Phát xạ từ cổng vào/ra nguồn điện AC; Phát xạ dòng hài (cổng vào nguồn điện lưới AC); Nhấp nháy và biến động điện áp (cổng đầu vào nguồn điện lưới AC); Phát xạ từ cổng mạng hữu tuyến. Quy định kỹ thuật thứ hai là miễn nhiễm, gồm Khả năng áp dụng các phép thử miễn nhiễm; Cấu hình thử; Miễn nhiễm trong trường điện từ tần số vô tuyến (80 MHz đến 6 000 MHz); Miễn nhiễm đối với phóng tĩnh điện; Miễn nhiễm đối với đột biến nhanh, chế độ chung; Miễn nhiễm đối với tần số vô tuyến, chế độ chung; Miễn nhiễm đối với đột biến, quá áp trong môi trường phương tiện vận tải; Miễn nhiễm đối với sụt áp và gián đoạn điện áp; Miễn nhiễm đối với quá áp.
Đối với các quy định về quản lý, theo Quy chuẩn, Các thiết bị vô tuyến và phụ trợ liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này. Trong trường hợp thiết bị vô tuyến có quy chuẩn kỹ thuật riêng thì bất kỳ chỉ tiêu kỹ thuật nào liên quan đến cổng ăng ten và cổng vỏ thiết bị trong quy chuẩn kỹ thuật đó được ưu tiên áp dụng so với các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng trong Quy chuẩn này. Các chỉ tiêu kỹ thuật còn lại của Quy chuẩn này vẫn phải được áp dụng để đánh giá tính tuân thủ EMC của thiết bị.
Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
Nguồn: pbgdpl.gov.vn
Lượt xem: 131