Nay chúng ta có đến lại Bến Nhà Rồng, xem lại nơi mà 109 năm trước, sáng ngày 4/6/1911, người thanh niên yêu nước mang tên Văn Ba đã xuống chiếc tàu Latousetrvel, rồi sáng ngày hôm sau, con tàu nhổ neo đưa Người ra đi tìm con đườngcứu nước. Nơi đây, vẫn như đọng lại những hình ảnh xưa, khi Người đã vào Sài Gòn với đất trời phương Nam.
Đầu năm 1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành được cụ Trương Gia Mô giúp đỡ để đi vào Sài Gòn. Đầu tiên vào, ở tại căn nhà anh Lê Văn Đạt, ở xóm Rạch Bần, là số nhà 185/1 đường Cô Bắc – Quận 1 nay. Có một chi tiết, mà nay ta về thăm trường Dục Thanh, nhìn thấy bức ảnh của người đánh xe ngựa đưa Người ra ga xe lửa đi Sài Gòn – cụ Võ Văn Trang, một người chuyên được các nhân sĩ Liên Thành Thương Quán tin tưởng chuyên chở đi – về. Chính cụ là người đã đón thầy giáo Thành lúc từ Huế vào, và cũng là người đã đánh xe ngựa đưa thầy giáo Nguyễn ra ga xe lửa, vào Sài Gòn. Trong chuyến đi này, cụ Võ Văn Trang còn là người cất giữ 9 (chín) đồng bạc Đông Dương do chính thầy giáo Nguyễn Tất Thành gửi cụ, để trả bớt lại cho Liên Thành Thương Quán lúc chia tay Trường. Đó là một ngày tháng 2 năm 1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành trước khi vào Sài Gòn.
Ông Nguyễn Quý Anh, phụ trách phân cuộc Liên Thành thương quán ở Sài Gòn, chỉ đạo ông Phạm Phú Hữu (cháu nội quan đại thần triều đình Huế Phạm Phú Thứ) chi 27 đồng bạc Đông Dương để trao cho Nguyễn Tất Thành làm lộ phí. Nhận tiền, Nguyễn Tất Thành do dự một hồi rồi chỉ nhận 18 đồng còn 9 đồng gửi lại. Thấy vậy, ông Võ Văn Trang với lòng xúc động và kính trọng đã nhận giữ và gửi trả lại bằng 9 đồng bạc giấy cho ông Phạm Phú Hữu nộp vào quỹ Liên Thành thương quán. Cũng từ tháng 5/1911 người cha của Người, cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, cũng đã từ quan Tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định – giã từ chốn quan trường, cũng lên đường vào Nam.
Lịch sử căn nhà số 5 Châu Văn Liêm, quận 5 nay vẫn còn ghi, sáng ngày 4/6 Người tạm biệt ngôi nhà này, để đến làm chân phụ thợ bếp cho tàu Đô đốc Latousestơrevila. Và sáng ngày 5/6/1911 đã đi vào lịch sử dân tộc ta, như một dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong trái tim mỗi con người Việt Nam. Khi ra đi, Người chỉ có hai bàn tay trắng, hai bàn tay của lòng yêu nước, hai bàn tay con người lao động lầm than dưới hầm tàu, để vượt qua bao dông bão, vượt qua bao cám dỗ, vượt qua bao ngặt nghèo cảnh tù đày… nhằm để 30 năm mới mang về cho dân tộc con đường cứu nước chính đáng nhất.
Suốt 30 năm trời sau năm 1911 đó, Người đã từ một lao động nghèo, một ký giả nghèo cùng sống, cùng đấu tranh, cùng hòa mình vào bao cuộc đời cần lao, với các tổ chức yêu nước khắp năm châu, để đi đến tìm ra một chân lý chính đáng nhất – đó là chân lý của độc lập và tự do.
Cũng vào mùa Xuân sau đó 30 năm, vào tháng 2-1941 Người đã trở về Tổ quốc tại Pác Bó – Cao Bằng, để cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo toàn diện cuộc cách mạng cho dân tộc Việt Nam – đưa đến những chiến thắng sáng ngời của toàn dân tộc. Đó là, phải đánh đuổi cho được những tên đế quốc to, mạnh nhất thế giới xâm lược nước ta. Những đại thắng mùa Xuân vào năm 1954,1975, thực hiện thành công ước mơ, hoài bão của Người khi ra đi tìm đường cứu nước. Đó cũng là chân lý mà Người mang lại: Độc lập – Tự do – Bình đẳng – Bác ái cho toàn dân tộc, nhân dân ta.
Nguồn: Tỉnh đoàn Cao Bằng – QT(St)
Ông Nguyễn Quý Anh, phụ trách phân cuộc Liên Thành thương quán ở Sài Gòn, chỉ đạo ông Phạm Phú Hữu (cháu nội quan đại thần triều đình Huế Phạm Phú Thứ) chi 27 đồng bạc Đông Dương để trao cho Nguyễn Tất Thành làm lộ phí. Nhận tiền, Nguyễn Tất Thành do dự một hồi rồi chỉ nhận 18 đồng còn 9 đồng gửi lại. Thấy vậy, ông Võ Văn Trang với lòng xúc động và kính trọng đã nhận giữ và gửi trả lại bằng 9 đồng bạc giấy cho ông Phạm Phú Hữu nộp vào quỹ Liên Thành thương quán. Cũng từ tháng 5/1911 người cha của Người, cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, cũng đã từ quan Tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định – giã từ chốn quan trường, cũng lên đường vào Nam.
Lịch sử căn nhà số 5 Châu Văn Liêm, quận 5 nay vẫn còn ghi, sáng ngày 4/6 Người tạm biệt ngôi nhà này, để đến làm chân phụ thợ bếp cho tàu Đô đốc Latousestơrevila. Và sáng ngày 5/6/1911 đã đi vào lịch sử dân tộc ta, như một dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong trái tim mỗi con người Việt Nam. Khi ra đi, Người chỉ có hai bàn tay trắng, hai bàn tay của lòng yêu nước, hai bàn tay con người lao động lầm than dưới hầm tàu, để vượt qua bao dông bão, vượt qua bao cám dỗ, vượt qua bao ngặt nghèo cảnh tù đày… nhằm để 30 năm mới mang về cho dân tộc con đường cứu nước chính đáng nhất.
Suốt 30 năm trời sau năm 1911 đó, Người đã từ một lao động nghèo, một ký giả nghèo cùng sống, cùng đấu tranh, cùng hòa mình vào bao cuộc đời cần lao, với các tổ chức yêu nước khắp năm châu, để đi đến tìm ra một chân lý chính đáng nhất – đó là chân lý của độc lập và tự do.
Cũng vào mùa Xuân sau đó 30 năm, vào tháng 2-1941 Người đã trở về Tổ quốc tại Pác Bó – Cao Bằng, để cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo toàn diện cuộc cách mạng cho dân tộc Việt Nam – đưa đến những chiến thắng sáng ngời của toàn dân tộc. Đó là, phải đánh đuổi cho được những tên đế quốc to, mạnh nhất thế giới xâm lược nước ta. Những đại thắng mùa Xuân vào năm 1954,1975, thực hiện thành công ước mơ, hoài bão của Người khi ra đi tìm đường cứu nước. Đó cũng là chân lý mà Người mang lại: Độc lập – Tự do – Bình đẳng – Bác ái cho toàn dân tộc, nhân dân ta.
Nguồn: Tỉnh đoàn Cao Bằng – QT(St)
Lượt xem: 128