ThS. Nguyễn Quốc Thanh
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật
Đảng ta xác định: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội mà Việt Nam đạt được qua 35 năm đổi mới theo mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học và phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sáng tạo, là kết quả của một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”1.
Thực tiễn là vậy, song các thế lực thù địch lâu nay vẫn thường xuyên đưa ra các quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ trương đúng đắn này của Đảng hòng mưu toan chống phá công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Có thể nhận diện các luận điểm sai trái theo các nhóm vấn đề sau:
Thực tiễn là vậy, song các thế lực thù địch lâu nay vẫn thường xuyên đưa ra các quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ trương đúng đắn này của Đảng hòng mưu toan chống phá công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Có thể nhận diện các luận điểm sai trái theo các nhóm vấn đề sau:
– Họ xuyên tạc rằng, kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản, qua đó theo một phương án duy nhất là phát triển thành kinh tế tư bản chủ nghĩa. Không có nền kinh tế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; nếu bỏ “cái đuôi” định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, đạt được kết quả còn lớn hơn nhiều.
– Việt Nam đang “xoay trục” sang phát triển kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa bằng việc xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, trong khi vẫn tuyên truyền, mị dân bằng cách sử dụng các từ ngữ, khái niệm của chủ nghĩa xã hội.
Những luận điểm trên đã bộc lộ mưu đồ đen tối là xuyên tạc đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin đến một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân làm ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất nhận thức, tư tưởng trong xã hội. Vì vậy, xin được trao đổi để làm rõ về vấn đề này:
Thứ nhất, về sai lầm của những luận điểm cho rằng, kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản, qua đó theo một phương án duy nhất là phát triển thành kinh tế tư bản chủ nghĩa, không có nền kinh tế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, nguồn gốc và bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa, chịu sự tác động các quy luật (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung – cầu..) của kinh tế hàng hóa cũng là các phạm trù, quy luật của kinh tế thị trường. Các phạm trù, quy luật này có trước chủ nghĩa tư bản, được chủ nghĩa tư bản sử dụng để phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Do đó, kinh tế thị trường có thể tồn tại và thích ứng với nhiều hình thái xã hội khác nhau, không phải là sản phẩm “riêng có” của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường được xác định là sản phẩm chung của văn minh nhân loại.
Như vậy, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển. Đối với Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nhất định phải phát triển kinh tế thị trường, sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là xã hội tương lai, một xã hội bảo đảm các điều kiện phát triển toàn diện của con người. Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Mặt khác, không có nền kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia, không phải là một cơ chế hoàn hảo. Do đó, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu, khách quan. Và vì vậy, kinh tế thị trường không nhất thiết phải phát triển theo một phương án duy nhất là phát triển thành kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, rất sai lầm khi cho rằng kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; nếu bỏ “cái đuôi” định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, đạt được kết quả còn lớn hơn nhiều.
Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi, tiêu dùng…chịu sự tác động các quy luật kinh tế thị trường (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung – cầu..). Qua đó, buộc các chủ thể kinh tế trong sản xuất phải năng động, sáng tạo, hợp lý hóa tổ chức sản xuất; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tăng năng suất lao động…thực chất để giảm chi phí, tăng chất lượng, mẫu mã hình thức, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị trường do chạy theo lợi nhuận có những mặt tiêu cực như: Cạnh tranh không lành mạnh, cắt xén tiền công người lao động, vi phạm sở hữu trí tuệ, phân hóa xã hội, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường… Trong nền kinh tế thị trường, những người sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chạy theo lợi nhuận tối đa, luôn muốn đè bẹp đối thủ nên dẫn đến sản xuất thừa, khủng hoảng chu kỳ, phá hoại nền kinh tế, gây bất ổn xã hội. Đây là mặt trái của cơ chế tự điều tiết của thị trường trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, ngày nay nền kinh tế thị trường hiện đại phải có quản lý của nhà nước, nhằm phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường mang lại và hạn chế thấp nhất mặt tiêu cực. Cụ thể, nhiều mô hình kinh tế thị trường ở các nước tư bản phát triển như kinh tế thị trường xã hội ở Đức, kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi ở Thụy Điển, kinh tế thị trường phối hợp ở Nhật Bản, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc… dù ở mức độ khác nhau, đều có định hướng xã hội, như phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng xã hội…
Ở Việt Nam, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng tuân theo các quy luật thị trường, Nhà nước tạo khung khổ pháp luật cho cạnh tranh; bảo vệ, thúc đẩy, tôn trọng cạnh tranh lành mạnh; ngăn ngừa, hạn chế độc quyền cản trở cạnh tranh và chống lại các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh; điều tiết và giải quyết các thất bại của thị trường; khắc phục những mất cân đối lớn, khủng hoảng chu kỳ do tự điều tiết của cơ chế thị trường gây ra. Đó chính là định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Định hướng xã hội chủ nghĩa ở đây phải được hiểu là nhằm phát huy tốt nhất những mặt tích cực của kinh tế thị trường, hạn chế tối đa mặt tiêu cực để phát triển kinh tế – xã hội phục vụ nhân dân. Đồng thời, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Công sản Việt Nam lãnh đạo, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước, nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây cũng là mục đích cao nhất của nhân dân và toàn thể dân tộc. Do đó, kinh tế thị trường mà Đảng và Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng, phù hợp với các quy luật phát triển, là xu hướng tiến bộ, văn minh của xã hội loài người.
Thứ ba, sai lầm của những luận điểm cho rằng Việt Nam đang “xoay trục” sang phát triển kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa bằng việc xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, trong khi vẫn tuyên truyền, mị dân bằng cách sử dụng các từ ngữ, khái niệm của chủ nghĩa xã hội.
Các thế lực thù địch đã sai lầm khi chỉ căn cứ vào việc phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội để quy chụp Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bởi vì, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì sự tồn tại, phát triển của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan. Qua nhiều kỳ đại hội, Đảng ta đã đề cập những nét cơ bản của nền kinh tế nhiều thanh phần. Đặc biêt, Cương lĩnh năm 1991 xác định đường lối của Đảng là: “Phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Cương lĩnh nêu rõ: Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo…Kinh tế cá thể còn có phạm vi lớn, từng bước đi vào con đường làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Tư bản tư nhân được kinh doanh ở những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do pháp luật quy định. Đến nay, các thành phần kinh tế, các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân đều có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời nhằm phát triển lực lượng sản xuất, Đảng ta xác định: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy, kinh tế tư nhân ở nước ta không phải phát triển một cách tự phát mà phải tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước, được định hướng hoạt động phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước.
Nhằm tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động, tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp thông qua các chính sách như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất trong những năm đầu hoạt động; tư vấn, hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác tài chính, kế toán; cung cấp thông tin; hướng dẫn quản trị doanh nghiệp và tư vấn pháp luật. Hoàn thiện và bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo tiền đề hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân sở hữu hỗn hợp, bao gồm cả việc góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có tiềm lực vững mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, nông nghiệp. Bảo đảm các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với cơ chế thị trường và thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân; không biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ “lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức. Không biến việc chấp thuận, xác nhận, chứng nhận đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật thành giấy phép con, gây cản trở hoạt động của kinh tế tư nhân…
Mặt khác, cũng cần nhận thức, giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có sự khác nhau căn bản và điểm khác biệt rõ nhất là trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, người làm chủ là giới chủ tư bản, là giai cấp tư sản, còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, người làm chủ là Nhân dân. Vấn đề này, Đại hội VI Đảng ta xác định: Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
Nhằm khẳng định lại những quan điểm trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra những nội hàm cơ bản về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: “Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã – hội”.
Vì vậy, những luận điểm sai trái về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là những quan điểm chủ quan, không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, trong tình hình mới…nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thứ nhất, về sai lầm của những luận điểm cho rằng, kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản, qua đó theo một phương án duy nhất là phát triển thành kinh tế tư bản chủ nghĩa, không có nền kinh tế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, nguồn gốc và bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa, chịu sự tác động các quy luật (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung – cầu..) của kinh tế hàng hóa cũng là các phạm trù, quy luật của kinh tế thị trường. Các phạm trù, quy luật này có trước chủ nghĩa tư bản, được chủ nghĩa tư bản sử dụng để phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Do đó, kinh tế thị trường có thể tồn tại và thích ứng với nhiều hình thái xã hội khác nhau, không phải là sản phẩm “riêng có” của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường được xác định là sản phẩm chung của văn minh nhân loại.
Như vậy, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển. Đối với Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nhất định phải phát triển kinh tế thị trường, sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là xã hội tương lai, một xã hội bảo đảm các điều kiện phát triển toàn diện của con người. Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Mặt khác, không có nền kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia, không phải là một cơ chế hoàn hảo. Do đó, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu, khách quan. Và vì vậy, kinh tế thị trường không nhất thiết phải phát triển theo một phương án duy nhất là phát triển thành kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, rất sai lầm khi cho rằng kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; nếu bỏ “cái đuôi” định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, đạt được kết quả còn lớn hơn nhiều.
Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi, tiêu dùng…chịu sự tác động các quy luật kinh tế thị trường (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung – cầu..). Qua đó, buộc các chủ thể kinh tế trong sản xuất phải năng động, sáng tạo, hợp lý hóa tổ chức sản xuất; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tăng năng suất lao động…thực chất để giảm chi phí, tăng chất lượng, mẫu mã hình thức, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị trường do chạy theo lợi nhuận có những mặt tiêu cực như: Cạnh tranh không lành mạnh, cắt xén tiền công người lao động, vi phạm sở hữu trí tuệ, phân hóa xã hội, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường… Trong nền kinh tế thị trường, những người sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chạy theo lợi nhuận tối đa, luôn muốn đè bẹp đối thủ nên dẫn đến sản xuất thừa, khủng hoảng chu kỳ, phá hoại nền kinh tế, gây bất ổn xã hội. Đây là mặt trái của cơ chế tự điều tiết của thị trường trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, ngày nay nền kinh tế thị trường hiện đại phải có quản lý của nhà nước, nhằm phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường mang lại và hạn chế thấp nhất mặt tiêu cực. Cụ thể, nhiều mô hình kinh tế thị trường ở các nước tư bản phát triển như kinh tế thị trường xã hội ở Đức, kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi ở Thụy Điển, kinh tế thị trường phối hợp ở Nhật Bản, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc… dù ở mức độ khác nhau, đều có định hướng xã hội, như phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng xã hội…
Ở Việt Nam, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng tuân theo các quy luật thị trường, Nhà nước tạo khung khổ pháp luật cho cạnh tranh; bảo vệ, thúc đẩy, tôn trọng cạnh tranh lành mạnh; ngăn ngừa, hạn chế độc quyền cản trở cạnh tranh và chống lại các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh; điều tiết và giải quyết các thất bại của thị trường; khắc phục những mất cân đối lớn, khủng hoảng chu kỳ do tự điều tiết của cơ chế thị trường gây ra. Đó chính là định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Định hướng xã hội chủ nghĩa ở đây phải được hiểu là nhằm phát huy tốt nhất những mặt tích cực của kinh tế thị trường, hạn chế tối đa mặt tiêu cực để phát triển kinh tế – xã hội phục vụ nhân dân. Đồng thời, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Công sản Việt Nam lãnh đạo, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước, nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây cũng là mục đích cao nhất của nhân dân và toàn thể dân tộc. Do đó, kinh tế thị trường mà Đảng và Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng, phù hợp với các quy luật phát triển, là xu hướng tiến bộ, văn minh của xã hội loài người.
Thứ ba, sai lầm của những luận điểm cho rằng Việt Nam đang “xoay trục” sang phát triển kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa bằng việc xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, trong khi vẫn tuyên truyền, mị dân bằng cách sử dụng các từ ngữ, khái niệm của chủ nghĩa xã hội.
Các thế lực thù địch đã sai lầm khi chỉ căn cứ vào việc phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội để quy chụp Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bởi vì, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì sự tồn tại, phát triển của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan. Qua nhiều kỳ đại hội, Đảng ta đã đề cập những nét cơ bản của nền kinh tế nhiều thanh phần. Đặc biêt, Cương lĩnh năm 1991 xác định đường lối của Đảng là: “Phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Cương lĩnh nêu rõ: Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo…Kinh tế cá thể còn có phạm vi lớn, từng bước đi vào con đường làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Tư bản tư nhân được kinh doanh ở những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do pháp luật quy định. Đến nay, các thành phần kinh tế, các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân đều có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời nhằm phát triển lực lượng sản xuất, Đảng ta xác định: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy, kinh tế tư nhân ở nước ta không phải phát triển một cách tự phát mà phải tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước, được định hướng hoạt động phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước.
Nhằm tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động, tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp thông qua các chính sách như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất trong những năm đầu hoạt động; tư vấn, hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác tài chính, kế toán; cung cấp thông tin; hướng dẫn quản trị doanh nghiệp và tư vấn pháp luật. Hoàn thiện và bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo tiền đề hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân sở hữu hỗn hợp, bao gồm cả việc góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có tiềm lực vững mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, nông nghiệp. Bảo đảm các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với cơ chế thị trường và thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân; không biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ “lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức. Không biến việc chấp thuận, xác nhận, chứng nhận đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật thành giấy phép con, gây cản trở hoạt động của kinh tế tư nhân…
Mặt khác, cũng cần nhận thức, giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có sự khác nhau căn bản và điểm khác biệt rõ nhất là trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, người làm chủ là giới chủ tư bản, là giai cấp tư sản, còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, người làm chủ là Nhân dân. Vấn đề này, Đại hội VI Đảng ta xác định: Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
Nhằm khẳng định lại những quan điểm trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra những nội hàm cơ bản về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: “Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã – hội”.
Vì vậy, những luận điểm sai trái về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là những quan điểm chủ quan, không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, trong tình hình mới…nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
1 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, tập 1, trang 25.
Lượt xem: 250