Cũng như các kỳ Đại hội và bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch đưa ra nhiều quan điểm chống phá, như: “Đảng lãnh đạo bầu cử là không dân chủ”, “Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam là hình thức”; “Đảng cử – dân bầu”; “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”; “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”; “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử”; “Cuộc bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức, quyền lực trong Quốc hội đã được các “phe cánh” của Đảng “an bài”, “thỏa hiệp”, “phân chia””, v.v… Bài viết xin nêu những luận cứ phê phán các quan điểm sai trái trên.
1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CUỘC BẦU CỬ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tiễn kiểm nghiệm, được nhân dân thừa nhận, được hiến định trong các bản Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013. Khoản 1, Điều 4, Hiếp pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên việc Đảng lãnh đạo cuộc bầu cử là tất yếu khách quan, là hợp hiến, hợp pháp. Để cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Hiện nay, các nước dù theo thể chế chính trị nào đều có đảng chính trị. Các nước theo chế độ đa đảng, các đảng chính trị đều lãnh đạo các cuộc bầu cử.
Cớ gì lại phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bầu cử?
2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIỚI THIỆU NHỮNG NGƯỜI ĐỂ BẦU LÀM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP LÀ ĐÚNG THẨM QUYỀN
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong đó có lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị”[2].
Các nước tư bản chủ nghĩa, các đảng phái chính trị đều cử người của đảng mình tham gia tranh cử vào thượng viện, hạ viện, tham gia tranh cử bầu tổng thống, thủ tướng, v.v…
Tại sao lại cho rằng ở Việt Nam lại “Đảng cử – dân bầu”? Trên thế giới đều “đảng cử – dân bầu”. Vấn đề quan trọng nhất là “cử” ai. Những người có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản khác, như Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 về Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở xã, ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung; Nghị quyết số 1187/NQ/UBTVQH14 về Hướng dẫn việc xác định cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG về việc hướng dẫn mẫu hồ sơ ứng cứ, mẫu phiếu bầu cử, nội dung phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đều thể hiện rõ những vấn đề cơ bản nhất: Một là, xác định rõ tiêu chuẩn đối với ứng viên: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cậy quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ học vấn, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, v.v… Hai là, thể hiện tính dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch.
3. MỌI CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỀU CÓ QUYỀN BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Ngay trong bản Hiến pháp năm 1946, Điều 18 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái, trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử”. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định rõ quyền bầu cử và ứng cử. Điều 27 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
Trên thực tế, kể từ khi tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội khóa I (06/01/1946) đến nay, mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có quyền bầu cử và ứng cử và thực hiện dân hiện dân chủ thật sự, không có chuyện “hình thức” như một số người lu loa.
Thật ra, không phải trước thềm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 họ mới lu loa, mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, bất mãn đã lu loa từ nhiều kỳ bầu cử trước đây. Chẳng hạn, trong cuộc bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đã xuất hiện một “làn sóng” tự ứng cử của những người tự xưng là “nhà dân chủ”. Họ bị loại qua các vòng hiệp thương và rêu rao những luận điệu hết sức sai trái, như: Chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải qua hiệp thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, v.v… Họ đã quá sai, Hiến pháp đã hiến định “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Họ không theo Đảng Cộng sản thì họ theo ai? Đảng không cản trở bất cứ ai, tôn trọng quyền bầu cử và ứng cử của những người đủ tiêu chuẩn và điều kiện, không chấp nhận những người không đủ tiêu chuẩn. Từ trước đến nay vẫn thế. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.
4. BẢO ĐẢM QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP CÓ CƠ CẤU HỢP LÝ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC BẦU CỬ CỦA NƯỚC TA BẢO ĐẢM Ý CHÍ CỦA NHÂN DÂN VÀ PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG TIẾN BỘ XÃ HỘI
Họ cho rằng Đảng quy định số lượng đại biểu ngoài Đảng là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng. Thậm chí, có đối tượng còn đói xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo phương thức của các nước tư bản chủ nghĩa.
Bản chất Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở nước ta khác với các nước tư bản chủ nghĩa. Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Khoản 1, Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”.
Chính vì thế trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cần có cơ cấu hợp lý, đại diện cho các giai tầng trong xã hội, có người ngoài Đảng, nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số lượng đại biểu ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5-10%). Tỷ lệ này là tỷ lệ đã được đặt ra từ các cuộc bầu cử trước đây và cố gắng phấn đấu đạt tỷ lệ ấy.
Bầu cử là công việc của mỗi quốc gia và có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau. Không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Điểm chung trong bầu cử của các nước là theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.
Hiến pháp và Luật Bầu cử Việt Nam quy định: Cử tri bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội. Tuyên ngôn nhân quyền mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948 nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”.
PGS.TS Nguyễn Viết Thông
Tổng Thư ký HĐLLTW
(Nguồn Tạp chí Tuyên Giáo)
1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CUỘC BẦU CỬ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tiễn kiểm nghiệm, được nhân dân thừa nhận, được hiến định trong các bản Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013. Khoản 1, Điều 4, Hiếp pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên việc Đảng lãnh đạo cuộc bầu cử là tất yếu khách quan, là hợp hiến, hợp pháp. Để cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Hiện nay, các nước dù theo thể chế chính trị nào đều có đảng chính trị. Các nước theo chế độ đa đảng, các đảng chính trị đều lãnh đạo các cuộc bầu cử.
Cớ gì lại phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bầu cử?
2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIỚI THIỆU NHỮNG NGƯỜI ĐỂ BẦU LÀM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP LÀ ĐÚNG THẨM QUYỀN
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong đó có lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị”[2].
Các nước tư bản chủ nghĩa, các đảng phái chính trị đều cử người của đảng mình tham gia tranh cử vào thượng viện, hạ viện, tham gia tranh cử bầu tổng thống, thủ tướng, v.v…
Tại sao lại cho rằng ở Việt Nam lại “Đảng cử – dân bầu”? Trên thế giới đều “đảng cử – dân bầu”. Vấn đề quan trọng nhất là “cử” ai. Những người có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản khác, như Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 về Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở xã, ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung; Nghị quyết số 1187/NQ/UBTVQH14 về Hướng dẫn việc xác định cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG về việc hướng dẫn mẫu hồ sơ ứng cứ, mẫu phiếu bầu cử, nội dung phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đều thể hiện rõ những vấn đề cơ bản nhất: Một là, xác định rõ tiêu chuẩn đối với ứng viên: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cậy quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ học vấn, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, v.v… Hai là, thể hiện tính dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch.
3. MỌI CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỀU CÓ QUYỀN BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Ngay trong bản Hiến pháp năm 1946, Điều 18 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái, trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử”. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định rõ quyền bầu cử và ứng cử. Điều 27 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
Trên thực tế, kể từ khi tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội khóa I (06/01/1946) đến nay, mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có quyền bầu cử và ứng cử và thực hiện dân hiện dân chủ thật sự, không có chuyện “hình thức” như một số người lu loa.
Thật ra, không phải trước thềm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 họ mới lu loa, mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, bất mãn đã lu loa từ nhiều kỳ bầu cử trước đây. Chẳng hạn, trong cuộc bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đã xuất hiện một “làn sóng” tự ứng cử của những người tự xưng là “nhà dân chủ”. Họ bị loại qua các vòng hiệp thương và rêu rao những luận điệu hết sức sai trái, như: Chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải qua hiệp thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, v.v… Họ đã quá sai, Hiến pháp đã hiến định “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Họ không theo Đảng Cộng sản thì họ theo ai? Đảng không cản trở bất cứ ai, tôn trọng quyền bầu cử và ứng cử của những người đủ tiêu chuẩn và điều kiện, không chấp nhận những người không đủ tiêu chuẩn. Từ trước đến nay vẫn thế. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.
4. BẢO ĐẢM QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP CÓ CƠ CẤU HỢP LÝ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC BẦU CỬ CỦA NƯỚC TA BẢO ĐẢM Ý CHÍ CỦA NHÂN DÂN VÀ PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG TIẾN BỘ XÃ HỘI
Họ cho rằng Đảng quy định số lượng đại biểu ngoài Đảng là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng. Thậm chí, có đối tượng còn đói xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo phương thức của các nước tư bản chủ nghĩa.
Bản chất Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở nước ta khác với các nước tư bản chủ nghĩa. Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Khoản 1, Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”.
Chính vì thế trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cần có cơ cấu hợp lý, đại diện cho các giai tầng trong xã hội, có người ngoài Đảng, nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số lượng đại biểu ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5-10%). Tỷ lệ này là tỷ lệ đã được đặt ra từ các cuộc bầu cử trước đây và cố gắng phấn đấu đạt tỷ lệ ấy.
Bầu cử là công việc của mỗi quốc gia và có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau. Không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Điểm chung trong bầu cử của các nước là theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.
Hiến pháp và Luật Bầu cử Việt Nam quy định: Cử tri bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội. Tuyên ngôn nhân quyền mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948 nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”.
PGS.TS Nguyễn Viết Thông
Tổng Thư ký HĐLLTW
(Nguồn Tạp chí Tuyên Giáo)
Lượt xem: 73